|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhà đầu tư nào mua 300 triệu USD trái phiếu quốc tế của VPBank?

14:42 | 13/07/2019
Chia sẻ
Trái phiếu VPBank có lãi suất danh nghĩa 6,25% và được phân phối cho các nhà đầu tư châu Á và châu Âu.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa huy động thành công 300 triệu USD (tương đương hơn 7.100 tỷ đồng) thông qua phát hành trái phiếu quốc tế kỳ hạn 3 năm dưới sự tư vấn của các tổ chức danh tiếng là BNP Paribas, JP Morgan và Standard Chartered.

Trái phiếu VPBank có lãi suất danh nghĩa 6,25%/năm và được phân phối cho các nhà đầu tư châu Á và châu Âu, với tỷ lệ lần lượt là 52% và 48%.

Đây là lượng trái phiếu quốc tế lớn nhất lần đầu tiên được phát hành bởi một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trên thị trường quốc tế từ trước đến nay, VPBank cho biết.

Mức lãi suất trái phiếu cũng là mức thấp nhất cho tổ chức tư nhân phát hành từ Việt Nam từng đạt được khi phát hành trái phiếu quốc tế. Trái phiếu này của VPBank là trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm và được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX-ST).

Các nhà đầu tư đã đăng ký mua với tổng nhu cầu gấp 3 lần lượng trái phiếu VPBank phát hành đợt này.

Mục đích phát hành trái phiếu của VPBank nhằm tăng quy mô nguồn vốn, đa dạng hóa nguồn huy động vốn trung dài hạn để phục vụ cho các hoạt động cho vay trung dài hạn, nâng cao năng lực tài chính, đồng thời đáp ứng các yêu cầu chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật và các đối tác.

Khác với việc phát hành 1 lần của một số tổ chức trước đây, đợt phát hành này là lần huy động vốn đầu tiên trong Chương trình phát hành nhiều lần theo tiêu chuẩn quốc tế (Eurobond Medium Term Note - EMTN) của VPBank trong 12 tháng tới với giá trị tối đa 1 tỉ USD.

Ánh Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.