|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đường ở Ai Cập

22:09 | 05/02/2017
Chia sẻ
Đường là mặt hàng thiết yếu mới nhất bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng ở Ai Cập trong năm nay.

Đường là loại gia vị rất được người Ai Cập yêu thích. Mặt hàng này được bán trong các cửa hàng thực phẩm của chính phủ trong khuôn khổ chương trình viện trợ lương thực khổng lồ cho người nghèo. Tuy nhiên, trước tình trạng thiếu đường, Chính phủ Ai Cập đã tiến hành sung công toàn bộ nguồn cung đường dự trữ của doanh nghiệp trên khắp đất nước mà bị cáo buộc là hành động đầu cơ.

Bakr Atef, chủ một cửa hàng tạp hóa ở thủ đô Cairo đã ngừng bán đường sau khi cơ quan chức năng tịch thu toàn bộ số đường của ông với cáo buộc ông tích trữ mặt hàng này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng và gây ra nhiều nguy cơ bất ổn xã hội tại Ai Cập. Ông Atef nói với hãng tin Reuters rằng giới chức tịch thu tất cả số đường họ phát hiện, ngay cả chỉ là 10 kg, và ông bày tỏ lo ngại về khả năng ông sẽ phải đóng cửa nếu việc này xảy ra một lần nữa.


Đường là mặt hàng thiết yếu mới nhất bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng ở Ai Cập trong năm nay. Quốc gia nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới này gặp khó khăn trong việc có được nguồn cung cần thiết, trong khi biến động giá cả trong nước còn dẫn tới tình trạng thiếu gạo cho dù nước này có một vụ mùa bội thu.

Cuộc khủng hoảng đường đã làm dấy lên câu hỏi về chính sách quản lý kinh tế của Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi giữa lúc chính phủ của ông đang triển khai một chương trình thắt chặt chi tiêu và tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ nước ngoài nhằm đáp ứng các điều kiện để nhận được 12 tỷ USD tín dụng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Nhiều khả năng nước này sẽ tiếp tục phải thực hiện thêm nhiều biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khác, sau khi tăng thuế và giá tiêu dùng. Điều này làm gia tăng lo ngại về nguy cơ diễn ra các cuộc biểu tình, vốn đã buộc hai người tiền nhiệm của ông Sisi phải rời bỏ văn phòng tổng thống. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đang diễn ra ở Ai Cập đã làm giảm nhập khẩu đồng thời khiến nhiều lĩnh vực kinh doanh thu hẹp hoạt động.

Chiến dịch “vét sạch” đường lên đến đỉnh điểm khi chính quyền thu giữ 2.000 tấn đường của công ty sản xuất bánh kẹo Edita, một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập. Mặc dù tình trạng thiếu đô la Mỹ làm giảm nhập khẩu nói chung, thương nhân và chủ các cửa hàng tạp hóa cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đường là hậu quả trực tiếp của việc chính phủ kiểm soát lượng đường dự trữ và mạng lưới phân phối của họ từ đầu năm nay. Các thương nhân cho hay: Tuy kho dự trữ đường của chính phủ khá dồi dào song số đường này không đến được tay người tiêu dùng.

Ai Cập tiêu thụ 3 triệu tấn đường mỗi năm song chỉ sản xuất khoảng 2 triệu tấn. Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu nhập khẩu mặt hàng này trong khoảng thời gian giữa tháng Bảy đến tháng Mười. Theo các thương nhân, cuộc khủng hoảng đường bắt đầu từ tháng 8/2016, khi Bộ Cung ứng Ai Cập bất ngờ thu giữ 250.000 tấn đường tại các nhà máy trên toàn quốc, mà hầu hết thuộc sở hữu tư nhân, để đảm bảo nguồn cung cho các cửa hàng thực phẩm thuộc diện trợ giá của chính phủ khi các đơn hàng nhập khẩu về chậm.

Cùng thời điểm này, giá đường trên thị trường quốc tế tăng cao, đồng nội tệ Ai Cập hạ giá và việc Cairo áp thuế nhập khẩu 20% đối với mặt hàng này để bảo hộ sản xuất trong nước cũng khiến doanh nghiệp nhập khẩu tư nhân hạn chế nhập khẩu đường. Với nhập khẩu của khu vực tư nhân thấp và dự trữ nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, giá đường tăng vọt và tình trạng khan hiếm diễn ra khắp nơi. Cuộc khủng hoảng đường thống trị truyền thông địa phương trong bối cảnh ở nước này bắt đầu xuất hiện một số lời kêu gọi biểu tình hồi đầu tháng 11/2016 về tình hình trầm trọng của nền kinh tế.

Phát biểu tại một cuộc họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Cung ứng Mohamed Ali Meselhy cho biết chính phủ đã tăng lượng đường bán ra tại các cửa hàng từ mức 70.000 tấn bình thường lên 240.000 tấn trong tháng Mười. Tuy nhiên, các thương nhân cho rằng con số này là chưa đủ, bởi chính phủ không giải phóng lượng đường mà giới chức tịch thu của doanh nghiệp tư nhân trong tháng Tám và vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc thu giữ.

Ông Atef, chủ cửa hàng tạp hóa ở Cairo, đã bị thanh tra tịch thu toàn bộ 350 kg đường. Khi ông Atef đưa ra biên lai mua đường hợp pháp, các công tố viên nói rằng hàng của ông sẽ không được trả lại, nhưng ông sẽ được hoàn số tiền tương đương 50% mức giá ông đã mua. Lo sợ các đợt thu giữ khác, thương nhân và các nhà bán lẻ như Atef ngừng mua đường và nguồn cung của mặt hàng này trên thị trường nội địa càng thắt chặt hơn.

Chuỗi cung ứng bị đóng băng

Theo các thương nhân, chuỗi cung ứng đường của nước này, mà trong đó các cửa hiệu bán lẻ là mắt xích cuối cùng, đã bị phá vỡ khi giới chức Ai Cập tìm cách can thiệp vào hoạt động này với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng trước những thương nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Mặc dù chính phủ nước này hiện đã tăng cường nhập khẩu đường với việc mua thêm 250.000 tấn để đáp ứng nhu cầu tại các cơ sở bán thực phẩm nhà nước, số đường của khu vực tư nhân bị tịch thu vẫn do chính phủ kiểm soát.

Bộ Cung ứng đã tiến hành kiểm soát mạng lưới phân phối đường, phân bổ dự trữ cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm, siêu thị và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, trong khi cắt nguồn cung của nhà phân phối tư nhân. Các thương nhân phàn nàn rằng sự thiếu hiệu quả của hệ thống mới đã làm cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.

Trong khi đó, Bộ Cung ứng chỉ ra nguyên nhân của tình trạng khan hiếm đường tiếp diễn là do nạn buôn lậu, và bộ đã tăng giá đường tại các cơ sở bán thực phẩm nhà nước từ 5 bảng lên 7 bảng Ai Cập/kg để ngăn chặn vấn nạn này. Mặt khác, bộ đã tăng cường công tác thanh tra và thu giữ số lượng đường bị rò rỉ từ các cửa hàng của nhà nước và được bán lại với giá cao.

Theo một doanh nhân trong ngành, những động thái trên của Chính phủ Ai Cập được thực hiện bất chấp dự trữ đường của nước này hiện vào khoảng 650.000 tấn, hay gần đủ để đáp ứng cả nhu cầu của khu vực công và tư nhân cho đến mùa thu hoạch mía vào tháng Hai năm sau.

Ông Ahmed Wakil, người đứng đầu một trong những công ty cung cấp hàng hóa lớn nhất Ai Cập đã lên tiếng kêu gọi chính phủ giải phóng lượng đường mà giới chức đã thu giữ và nói rằng dự trữ đường của chính phủ đủ lớn để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông Wakil cũng cho rằng hệ thống phân phối hiện tại đang có vấn đề và nếu chính phủ quay trở lại áp dụng các kênh phân phối như trước đây thì có thể giải quyết được điều này.

Giá cá tra tăng sau Tết, người nuôi không còn để bán

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng từ 500-1.000 đồng/kg so với tháng trước Tết Đinh Dậu nhưng nông dân không còn để ...

Đẩy mạnh sản xuất điều sạch

Ngành điều đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước, đặc biệt là điều sạch, điều hữu cơ nhằm chủ động nguồn ...

Dự báo 7 thách thức của ngành thủy sản năm 2017

Năm 2016, Việt Nam XK thủy sản dự báo đạt khoảng 7,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2015. Hạn hán, xâm ngập mặn ...

Mai Ly

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.