Nguồn cung từ Venezuela lao dốc, sản lượng dầu mỏ của OPEC vẫn tăng
Nhân tố Trung Quốc và những tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới | |
Saudi Arabia: Các quốc gia sản xuất dầu mỏ sẽ tiếp tục hợp tác sau năm 2018 |
Sản lượng dầu mỏ của OPEC đạt 32,4 triệu thùng/ngày trong tháng 1, tăng 100 nghìn thùng/ngày so với tháng 12 năm ngoái.
Một giếng dầu gần thành phố Bakersfield, California. Nguồn: Lucy Nicholson/Reuters. |
Mặc dù vậy, các nhà sản xuất cắt giảm đến 138% sản lượng cam kết theo thỏa thuận, tăng 1 điểm phần trăm so với tháng trước đó. Điều này cho thấy thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và các đối tác vẫn được tuân thủ triệt để dù giá dầu đã lên cao nhất kể từ năm 2014 trong thời gian qua.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp kết quả khảo sát cho thấy không có dấu hiệu các quốc gia thành viên OPEC tăng đáng kể sản lượng để tận dụng giá dầu ở mức cao hoặc bù đắp nguồn cung từ Venezuela, đất nước đang kiệt quệ vì khủng hoảng kinh tế.
OPEC cắt giảm sản lượng đã giúp giá dầu thô tăng cao, chạm 71 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 trong tuần trước. OPEC đang hưởng lợi từ giá dầu tăng dù một số thành viên bày tỏ quan ngại việc này có thể kích thích Mỹ và các quốc gia bên ngoài đẩy mạnh sản lượng.
Trong tháng 1, nguồn cung tăng mạnh nhất từ Nigeria do một số chuyến hàng dự kiến giao tháng 12 năm ngoái bị hoãn đến tháng 1. Trong khi đó, sản lượng của quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Arabia tăng 50 nghìn thùng/ngày, theo một số nguồn tin tham gia khảo sát.
Sản lượng dầu mỏ tại Libya tăng 30 nghìn thùng/ngày khi quốc gia Bắc Phi này khôi phục sản xuất vốn ngưng trệ từ tháng 11 năm ngoái. Dù nằm ngoài thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC nhưng sản lượng dầu mỏ của Nigeria và Libya đều sụt giảm do xung đột và bất ổn chính trị.
Iraq ghi nhận sản lượng dầu mỏ giảm mạnh nhất khi nước này xuất khẩu gần 3,5 triệu thùng/ngày từ khu vực miền nam, giảm nhẹ so với kỷ lục hồi tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng tại miền Bắc vẫn giảm sau khi quân đội nước này chiếm lại các giếng dầu từ tay súng người Kurd.
Sản lượng của Venezuela, nơi ngành công nghiệp dầu mỏ đang “khát” vốn trầm trọng do khủng hoảng kinh tế, tiếp tục lao dốc.
OPEC đặt mục tiêu sản lượng khoảng 32,6 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Theo kết quả khảo sát, OPEC đã khai thác dưới mục tiêu này 200 nghìn thùng/ngày trong tháng 1, chủ yếu do sản lượng từ Venezuela giảm mạnh.