|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nguồn cung dầu sẽ tiếp tục giảm bất chấp hoạt động khai thác dầu đá phiến bùng nổ tại Mỹ

17:48 | 13/04/2018
Chia sẻ
Hôm 12/4, OPEC cho biết thặng dư dầu toàn cầu sắp biến mất, nhờ nhu cầu năng lượng mạnh mẽ và việc giảm nguồn cung của tổ chức trong khi điều chỉnh tăng dự báo sản xuất từ các đối thủ được hưởng lợi từ những đợt tăng của giá dầu.
nguon cung dau se tiep tuc giam bat chap hoat dong khai thac dau da phien bung no tai my IEA: OPEC đã ‘hoàn thành sứ mệnh’ giảm kho dầu toàn cầu
nguon cung dau se tiep tuc giam bat chap hoat dong khai thac dau da phien bung no tai my Sản lượng dầu quý I của OPEC xuống thấp nhất từ đầu năm 2017

Theo Reuters, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã bùng nổ trong hơn 1 năm qua kể từ khi OPEC cam kết cùng Nga giảm sản xuất nhằm thúc đẩy giá dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, dù việc sản xuất dầu sụp đổ tại Venezuela, một thành viên của OPEC, và các quốc gia như Libya và Angola vẫn đang phải đối mặt với khó khăn, OPEC tiếp tục sản xuất dưới mức mục tiêu. Điều này nghĩa là thế giới sẽ cần sử dụng lượng dầu dự trữ để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên.

Trong báo cáo hàng tháng về lượng dầu dự trữ tại các nền kinh tế phát triển, OPEC cho biết dầu tồn kho đã giảm 17,4 triệu thùng trong tháng 2 xuống 2,854 tỷ thùng, nhiều hơn khoảng 43 triệu thùng so với mức trung bình trong 5 năm mới nhất.

“Chúng ta đã đạt được hơn 150% mức cam kết”, Tổng thư ký OPEC, ông Mohammad Barkindo trả lời phóng vấn Reuters tại New Delhi khi nói về mức độ tuân thủ thỏa thuận giảm sản xuất. Ông cho biết thêm, lượng dầu dư thừa đã giảm 9/10 kể từ đầu năm 2017.

“Lượng dầu dự trữ đã giảm mạnh từ mức cao khoảng 400 triệu thùng xuống còn 43 triệu thùng so với mức trung bình trong 5 năm”, ông Barkindo nói.

nguon cung dau se tiep tuc giam bat chap hoat dong khai thac dau da phien bung no tai my

Dầu dự trữ hiện thấp hơn mức được ghi nhận hồi tháng 2/2017 là 207 triệu thùng, với dầu thô dự trữ thặng dư 55 triệu thùng và sản phẩm dầu dự trữ thâm hụt 12 triệu thùng.

Theo một nguồn tin không chính thức, sản lượng của OPEC đã giảm 201.000 thùng/ngày xuống còn 31,96 triệu thùng/ngày trong tháng 3, chủ yếu là nhờ sản xuất sụt giảm tại Angola, Algeria, Venezuela, Arab Saudi và Libya.

Con số này thấp hơn 32,6 triệu thùng/ngày, mức nhu cầu của cả năm 2018 theo tính toán của OPEC.

OPEC, Nga và nhiều quốc gia khác ngoài OPEC bắt đầu giảm nguồn cung vào tháng 1/2017. Thỏa thuận được duy trì cho tới cuối năm và sau buổi họp tại Vienna hồi tháng 6, OPEC quyết định kéo dài cam kết thêm một năm nữa.

Kéo dài thỏa thuận giảm sản xuất sang năm thứ 3

Ông Barkindo cho biết OPEC muốn duy trì cam kết này sang đến năm 2019.

“Niềm tin về sự hợp tác này sẽ được kéo dài qua năm 2018 ngày càng mạnh. Và Nga sẽ tiếp tục đống vai trò quan trọng trong thỏa thuận này”, ông Barkindo nói.

Hôm 12/4, OPEC cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng nguồn cung của các quốc gia đối thủ, và nhà sản xuất không thuộc OPEC. Theo đó, nguồn cung sẽ tăng thêm 80.000 thùng/ngày trong năm nay lên 1,71 triệu thùng/ngày, chủ yếu là vì mức tăng trưởng vượt dự báo trong quý I tại Mỹ.

Cùng với đó, tổ chức cũng nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay thêm 30.000 thùng/ngày lên 1,63 triệu thùng/ngày.

Reuters cho biết, sản lượng tại Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ghi nhận mức tăng nhiều nhất trong một tháng, tăng khoảng 45.000 thùng trong tháng 3 lên 2,86 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, OPEC đã bơm 9,907 triệu thùng/ngày vào tháng 3, giảm 28.000 thùng/ngày so với tháng 2. Tương tự, Venezuela cũng báo sản xuất giảm 77.000 thùng/ngày so với tháng 2 xuống còn 1,509 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Lyly Cao