IEA: OPEC đã ‘hoàn thành sứ mệnh’ giảm kho dầu toàn cầu
Sản lượng dầu quý I của OPEC xuống thấp nhất từ đầu năm 2017 | |
[Infographic] OPEC và các nước tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng như thế nào trong tháng 2? |
IEA – cơ quan điều phối chính sách năng lượng của các quốc gia công nghiệp phát triển, cho biết kho dầu tại các nền kinh tế phát triển có thể giảm xuống mức trung bình 5 năm trong tháng tới.
Công nhân điều chỉnh van ống dẫn dầu tại mỏ West Qurna, tỉnh Basra, Iraq. Nguồn: Atef Hassan/Reuters. |
Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác do Nga dẫn đầu đã thống nhất giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 1/2017 để “cứu” giá dầu. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng giúp giá dầu vượt ngưỡng 70 USD/thùng trong thời gian qua và thúc đẩy sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng vọt.
Tuy nhiên, sản lượng lao dốc tại Venezuela do khủng hoảng kinh tế và các nước như Libya và Angola khiến tổng sản lượng của OPEC thấp hơn mục tiêu của khối, đồng nghĩa với việc thế giới cần xuất kho dầu để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
Ngày 12/4, OPEC cho biết kho dầu tại các nước phát triển chỉ còn cao hơn trung bình 5 năm gần nhất 43 triệu thùng.
Theo IEA, dù sản lượng của các nước ngoài OPEC dự kiến sẽ tăng 1,8 triệu thùng/ngày trong năm nay do sản lượng của Mỹ tăng vọt, tổng sản lượng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu toàn thế giới.
Do sản lượng sụt giảm tại Venezuela và châu Phi, OPEC chỉ sản xuất 31,83 triệu thùng/ngày trong tháng 3, dưới ngưỡng mục tiêu 32,5 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực đến hết năm nay và OPEC sẽ nhóm họp trong tháng 6 để quyết định bước đi tiếp theo. Saudi Arabia cho biết nước này mong muốn kéo dài thoả thuận sang năm 2019.
Trao đổi với Reuters, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo ngày 12/4 cho biết OPEC và các nước đối tác dự kiến sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang năm 2019 dù tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu dự kiến sẽ chấm dứt từ tháng 9.