|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ngành xi măng 2020: Tăng trưởng trong thách thức

13:49 | 17/01/2020
Chia sẻ
Mặc dù năm 2020, ngành xi măng còn gặp nhiều khó khăn do không ít các dự án đầu tư vẫn “tắc”, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc… nhưng vẫn được dự báo tiếp tục tăng trưởng ở mức 5%. Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, các dự án đầu tư trong lĩnh vực này đang có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất xanh hơn.

Chia sẻ với Báo Đấu thầu, ông Cung cho biết, hiện nhu cầu thị trường với ngành xi măng trong năm 2020 là rất lớn, song đang gặp phải một số rào cản.

“Thực tế, nhiều dự án đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư công vẫn gặp khó khăn trong hoạt động giải ngân”, ông Cung nhấn mạnh và chỉ ra không ít các dự án giao thông lớn đang “dậm chân tại chỗ”. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi cạnh tranh trên thị trường xi măng ngày càng gay gắt. Trước tình hình trên, Hiệp hội Xi măng Việt Nam dự báo, tăng trưởng ngành xi măng năm 2020 đạt khoảng 5% so với năm 2019.

Bộ Xây dựng ước tính, tổng cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2020 sẽ đạt khoảng 101 - 103 triệu tấn, tăng 4 - 5% so với năm 2019. Trong đó, tiêu thụ xi măng nội địa đạt khoảng 69 - 70 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 32 - 34 triệu tấn.

Về xuất khẩu, ông Cung dự tính, xuất khẩu xi măng năm nay ở mức 34 triệu tấn và sẽ đạt 25 triệu tấn vào năm 2021. “Việc đặt mục tiêu xuất khẩu thấp là do kỳ vọng tiêu thụ nội địa tăng lên, xuất khẩu giảm đi khi không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên chưa chế biến sâu”, đại diện Hiệp hội lý giải.

Việc đặt mục tiêu xuất khẩu xi măng thấp là do kỳ vọng tiêu thụ nội địa tăng lên, xuất khẩu giảm đi khi không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên chưa chế biến sâu

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cảnh báo, sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan có thể tăng cao, khiến xuất khẩu xi măng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh gay gắt hơn. 

Do đó, các doanh nghiệp xi măng trong nước cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, điều chỉnh nguồn cung để tránh bị ép giá, giữ giá bán ổn định, có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo ông Cung, năm 2020 sẽ có thêm 2 dự án xi măng đi vào vận hành sản xuất, bổ sung nguồn cung cho thị trường. Đó là Dự án Nhà máy Xi măng Tân Thắng và Dự án Nhà máy Xi măng Long Sơn mở rộng. 

“Đây là các dự án xi măng mới có công nghệ tiên tiến, giúp doanh nghiệp tăng sản lượng. Quan trọng hơn là các dự án này tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm”, đại diện Hiệp hội cho biết.

Nhà máy Xi măng Tân Thắng có địa điểm tại xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với công suất 2 - 2,5 triệu tấn xi măng/năm. Chủ đầu tư Dự án là Công ty CP Xi măng Tân Thắng. 

Theo kế hoạch, Dự án sẽ đi vào vận hành trong năm 2020 sau khoảng 10 năm chậm trễ. Nhà máy sử dụng thiết bị, dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ nhóm nước EU, G7 cùng thiết bị được nội địa hóa tại Việt Nam.

Trong khi đó, Dự án Nhà máy Xi măng Long Sơn mở rộng với 2 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất là 2,3 triệu tấn/năm. Dự án được Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá cao nhờ hệ thống xử lý nước thải bảo vệ môi trường kết hợp với việc tạo ra sản phẩm xi măng có chất lượng tốt, xi măng chịu mặn bền sunfat để xây dựng các công trình ven biển, hải đảo.

Việt Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.