|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành tôm sẽ đối mặt cơ hội và thách thức nào trong năm 2022?

06:31 | 30/01/2022
Chia sẻ
Nếu tình hình dịch bệnh giảm thiểu, nhu cầu từ mảng dịch vụ sẽ hồi phục, sức cầu sẽ tăng tốt. Bên cạnh đó, giá tôm đang tốt giúp kích thích người dân thả nuôi trở lại. Tuy nhiên, áp lực từ các đối thủ như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia hiện đang lớn dần.

Hiệp hội Chế biến Thủy sản (VASEP) mới đây dẫn lời ông Hồ Quốc Lực , Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho rằng năm 2022, nếu tình hình dịch bệnh giảm thiểu, nhu cầu từ mảng dịch vụ sẽ hồi phục, sức cầu sẽ tăng tốt.

Thời tiết tuy có lạnh hơn một chút, nhưng sẽ không tác động đáng kể để người nuôi tôm mạnh dạn thả nuôi, tranh thủ giá tôm thương phẩm đang còn tốt.

Người lao động qua thời gian dài va chạm dịch bệnh đã có sự chuyển đổi trong suy nghĩ tích cực hơn, chỉ có con đường chấp hành kỷ luật, chấp hành quy định sản xuất mới bảo đảm an toàn hơn về sức khỏe và có thể tăng thêm thu nhập.

Mặt khác, một số lao động, trước đây xa xứ mưu sinh, nay có ý nghĩ tìm việc gần nhà cho giản tiện. Các yếu tố này là động lực để các doanh nghiệp chế biến mở rộng quy mô sản xuất của mình.

Ông Lực cũng nói thêm năm 2022 không ít cơ hội đáng kể để ngành tăng tốc. Tuy nhiên, ngoài các yếu tố tích cực, một thách thức không nhỏ là các cường quốc tôm, đối thủ, như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia đều thoát ra khỏi đại dịch, đều có kế hoạch phục hồi và chinh phục thị trường. Đáng kể Ecuador, Ấn Độ có thế mạnh là tôm giá rẻ.

Indonesia có thế mạnh là tôm không bị thuế ở Mỹ, không bị kiểm tra nhập khẩu gay gắt như tôm Việt ở Nhật Bản.

Trong năm 2021, COVID-19 gây gián đoạn nhất thời, gây đứt gãy cục bộ chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Hậu quả tồn đọng đáng kể còn kéo dài đến nay là tình trạng phí thuê container rỗng giao hàng các thị trường xa còn cao ngất ngưởng. 

Đáng ngại hơn nữa, tình trạng này lại lặp lại ở các thị trường gần đây. Tuy nhiên, dù khó khăn đầy mới mẻ và nhất là biến đổi liên tục, khiến một số doanh nghiệp thủy sản đã rơi vào tình trạng thụ động và tạm đóng cửa một thời gian, nhưng toàn ngành vẫn duy trì được trận địa. 

Điều này minh chứng qua các con số, ngành thủy sản đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, trong đó ngành tôm cũng đạt kết quả tương tự. 

Sản lượng tôm nuôi, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 đều tăng so năm 2020, tuy chỉ một con số. 

Ông Lực nhận định kết quả này nói lên tính năng động của toàn bộ mắt xích chuỗi giá trị con tôm. Hàng chục vạn hộ nuôi tôm, hàng chục vạn công nhân chế biến đã vất vả lao động trong hoàn cảnh eo hẹp, trong sự lo lắng luôn thường trực trong đầu, bởi rủi ro dịch bệnh, rủi ro thiếu vật tư nuôi tôm… có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.