|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành gạo trước cú hích M&A

10:57 | 22/11/2018
Chia sẻ
Sự kiện tập đoàn lương thực hàng đầu nước Úc rót vốn vào Việt Nam là một tín hiệu lạc quan cho ngành gạo.
nganh gao truoc cu hich ma

Thương vụ bất ngờ

Một thương vụ M&A hiếm có bất ngờ xuất hiện trong ngành gạo khi SunRice, tập đoàn kinh doanh lương thực hàng đầu của Úc, mới đây đã thâu tóm thành công một nhà máy chế biến gạo ở tỉnh Đồng Tháp. SunRice không công bố chi tiết thương vụ lần này nhưng trước đó không lâu, nhà đầu tư đến từ Úc đã huy động thành công 30 triệu USD từ phát thành thêm cổ phiếu để phục vụ cho chiến lược phát triển mới.

Việc một trong những tập đoàn lương thực lớn nhất thế giới như SunRice rót vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam gây khá nhiều chú ý. Lý do là ngành này tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Trên sàn chứng khoán, các công ty ngành lúa gạo như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang, Công ty Cổ phần Docimexco, hay ông lớn Vinafood 2 đều có thị giá không mấy hấp dẫn.

Ngành gạo vẫn chưa thể tạo ra những chuyển biến đột phá trong các năm qua dù được định hướng trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế. Theo các chuyên gia, hạn chế lớn nhất của ngành vẫn là thiếu một chiến lược phát triển lâu dài, năng lực hạ tầng giao thông tại nhiều địa phương còn yếu kém, yếu cả về công nghệ, xây dựng thương hiệu và chuỗi kho bãi đến khâu phân phối.

nganh gao truoc cu hich ma

Để cải thiện, một hướng đi mới mà một số doanh nhiệp trong ngành sử dụng là tăng cường hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới để mở rộng kênh bán hàng và học hỏi thêm công nghệ. Lộc Trời, chẳng hạn, đã hợp tác thành lập liên doanh với Tập đoàn Viên Thị (Trung Quốc) để tái cơ cấu mảng gạo, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp vào Trung Quốc, đồng thời nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới có chất lượng cao hơn. Nhờ đó, mảng gạo của Lộc Trời đã phục hồi mạnh mẽ với lợi nhuận gộp trong nửa đầu năm nay lên đến 114,2 tỉ đồng, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ.

Sự kiện SunRice đầu tư vào Việt Nam có thể mang đến cú hích tương tự. Doanh thu năm 2017 của SunRice là 1,2 tỉ USD, lợi nhuận ròng lên tới 45,1 triệu USD, tăng 32% so với năm trước đó.

nganh gao truoc cu hich ma

Gạo Japonica trồn tại Việt Nam

Sau 2 năm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tính đến năm 2017, SunRice đã ký hợp đồng với hộ nông dân ở khu vực Mê Kông để cung cấp khoảng 500.000 tấn gạo (phần lớn là loại Japonica). Gạo trồng ở Việt Nam được đánh giá tương đương với các địa phương của Úc như Riverina và Murray Valley. “Với tầm quan trọng ngày càng gia tăng của cơ sở sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi nghĩ cần thiết phải sở hữu các nhà máy chế biến tại đây”, Rob Gordon, Giám đốc Điều hành SunRice, cho biết.

Như vậy, thương vụ thâu tóm lần này có thể chỉ là bước đi đầu tiên của SunRice và trong thời gian tới, nhà đầu tư đến từ Úc có thể sẽ tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm hơn nữa tại Việt Nam. Đây cũng là bước đi giảm áp lực chi phí cho chính SunRice khi các trang trại của họ tại Úc đang đối mặt với áp lực từ hạ tầng tưới tiêu ngày càng bị giới hạn và chi phí nước đang tăng. Trước mắt, mục tiêu mà SunRice kỳ vọng là gia tăng nguồn cung từ Việt Nam lên 600.000 tấn nhờ chuyển giao công nghệ và áp dụng các kinh nghiệm sản xuất của họ vào cơ sở chế biến ở Đồng Tháp.

Về phần mình, các nông dân liên kết với SunRice có thể hưởng lợi về giá từ thị trường tiêu thụ Úc. Theo ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hội chợ Triển lãm Cần Thơ, thị hiếu của người tiêu dùng Úc là gạo chất lượng cao và họ chấp nhận giá cao từ tất cả các nước. “Gạo nhập từ Campuchia giá bình quân 800-966 USD/tấn, trong khi giá bình quân gạo Việt Nam chỉ 625-736 USD/tấn. Giá gạo Ấn Độ đắt gấp rưỡi, thậm chí trong 2 năm gần đây đắt gấp đôi giá gạo Việt Nam mà kim ngạch vẫn tăng. Tiềm năng gạo Việt Nam ở thị trường Úc là gạo thơm, chất lượng cao do đó còn lớn”, ông Khánh Tùng nói.

nganh gao truoc cu hich ma

Việt Nam và Úc đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang chuẩn bị có hiệu lực. Úc còn là thành viên của Hiệp định thương mại giữa khối ASEAN và Úc - New Zealand (AANZFTA). Theo hiệp đình này, Úc bắt đầu xóa bỏ 90% các dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam trong năm nay và sẽ cắt toàn bộ vào năm 2020. Nhiều cơ hội mới về giao thương đang mở ra giữa Việt Nam và Úc, nhất là trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như lúa gạo, thủy sản, trái cây...

Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, theo Tổng cục Hải quan, tổng khối lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt khoảng 5,15 triệu tấn với kim ngạch 2,6 tỉ USD, tăng 6,62% về lượng và tăng 21,49% về giá trị so với cùng kỳ.

Xem thêm

Sơn Nguyễn

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.