FAO kêu gọi các quốc gia châu Phi đầu tư vào ngành gạo
Ông nói, các khoản đầu tư như vậy sẽ đảm bảo tạo ra việc làm cho thanh niên và phụ nữ trong toàn bộ chuỗi giá trị gạo.
Ông Tijani, đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước của Nigeria, bày tỏ lo ngại gạo, một loại thực phẩm chủ yếu ở nhiều quốc gia châu Phi, vẫn được nhập khẩu rất nhiều.
“Dữ liệu cho thấy chỉ tính riêng trong năm 2015, các nước châu Phi đã nhập khẩu khoảng 36% nhu cầu gạo trong nước, lên đến hơn 4 tỉ USD.
Dự báo cũng được đưa ra rằng, đến năm 2020, con số này sẽ lên tới 4,8 tỉ USD mỗi năm, và điều này là không thể chấp nhận được", ông nói.
Tuy nhiên, ông Tijani cho biết, với nhu cầu tiêu thụ gạo tại châu Phi hiện tăng nhanh với tốc độ 5,5%/năm, lựa chọn duy nhất để các nước theo đuổi mục tiêu phát triển là đạt được sự tự cung tự cấp trong sản xuất lúa gạo.
Theo ông, điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc duy trì tốc độ sản xuất và năng suất cao hơn trong chuỗi giá trị gạo.
Các quan chức của FAO lưu ý, những quốc gia đã thành công trong việc tăng sản lượng gạo là một dấu hiệu cho thấy sự lãnh đạo của chính phủ trong việc đưa ra các chính sách, chiến lược và cơ chế thích hợp, đầy đủ.
Ảnh: Nigeria News |
Ông Tijani đã xác định các cơ chế này gồm những nền tảng lúa gạo quốc gia, nhằm tạo điều kiện đầu tư nâng cao và phối hợp hiệu quả của các thành phần liên quan trong ngành gạo.
“Trong những trường hợp hiện tại, tự cung tự cấp gạo cho châu Phi sẽ mang tính chiến lược và hậu quả, không chỉ về mặt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương mà còn thông qua các hiệu ứng lan truyền của nó.
Chúng gồm tái phân bổ ngoại hối cần thiết và đầu tư vào phát triển chuỗi giá trị gạo, một khu vực có tiềm năng tạo và mở rộng cơ hội việc làm cho thanh thiếu niên và phụ nữ", ông nói.
Ông Tijani cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của khu vực và quốc gia về tăng cường sản xuất bền vững lúa gạo theo toàn bộ chuỗi giá trị của chương trình chuyển đổi gạo châu Phi.
FAO đã tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức khác nhau để hỗ trợ Ủy ban Liên minh Châu Phi và Cộng đồng Kinh tế khu vực để tăng năng suất, củng cố chuỗi giá trị gạo và hỗ trợ sự phối hợp cải thiện trong thị trường khu vực.
Ông cho biết, các tổ chức gồm AfricaRice, Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế, cũng như Liên minh Phát triển lúa gạo châu Phi và Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế.