|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành đường Ấn Độ vẫn lắm chông gai

16:30 | 26/04/2019
Chia sẻ
Các vấn đề của người nông dân trồng mía ở quận Belagavi - nơi sản lượng đường chiếm gần 30% sản lượng của bang Karnataka - thường được nêu ra trước mỗi cuộc bầu cử, nhưng trong cuộc bầu cử lần này ở Lok Sabha, vấn đề này không được đề cập đến.
Ngành đường Ấn Độ vẫn lắm chông gai - Ảnh 1.

Nguồn: The Hindu

Trong số 24 nhà máy đường ở Belagavi, có 3 nhà máy không còn hoạt động. Nông dân địa phương cho biết khoản nợ của các nhà máy này lên tới 400 USD từ năm 2014. 

Cựu Phó ủy viên S.B. Bommanahalli đã tổ chức 3 cuộc họp với nông dân và chủ sở hữu nhà máy đường từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, nhưng không thể giải quyết được tình trạng bế tắc này.

Yêu cầu của người nông dân là thực hiện lệnh kiểm soát đường đối với các nhà máy đường mà đơn vị nghiền được ủy quyền mua mía từ đó và ấn định mức giá công bằng và thù lao (FRP) là 3.500 USD/tấn cho sự phục hồi cơ bản là 8,5%. 

Với mỗi mức tăng 1%, nhà máy sẽ trả thêm 10%, người dân cho biết. Ngoài ra còn có những yêu cầu khác như sự can thiệp thị trường bắt buộc phải theo mức FRP qui định và lệnh cấm nhập khẩu trong thời gian giá đường thấp.

Tuy nhiên, những vấn đề này không được nêu ra trong cuộc bầu cử sắp tới. Hầu hết những người trồng mía và thậm chí các nhà lãnh đạo không biết rằng chính quyền trung ương đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh giá mía, điều tiết thị trường đường, thủy lợi và các vấn đề liên quan. 

Họ nghĩ rằng chính phủ tiểu bang là người điều tiết các nhà máy và đảm bảo mức giá hợp lí. Đây là lí do tại sao tình trạng hiện nay của những người trồng mía nằm ngoài các cuộc điều tra của Lok Sabha, ông Sidagouda Motagi, một đại diện của nông dân cho biết.

Các nhà lãnh đạo như Basavaraj Reddy và Revanappa Gangolli cho biết họ đã tổ chức các cuộc họp bất cứ khi nào có thể. "Chúng tôi đã gửi một danh sách các yêu cầu cho bất kì lãnh đạo nào đến bang để thực hiện chiến dịch bầu cử nhưng đều không có kết quả", ông Reddy cho biết.


Linh Giang

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.