Ngân hàng Trung ương Indonesia tăng lãi suất lần thứ hai trong tháng
Ngân hàng trung ương Indonesia vừa tăng lãi suất lần thứ hai trong tháng này khi Thống đốc Perry Warjiyo đưa ra hành động ngăn ngừa đối với việc rớt giá của đồng tiền quốc gia.
Ngân hàng Trung ương Bank Indonesia |
Bank Indonesia vào thứ Tư (30/5) quyết định trong một cuộc họp chính sách bất thường nhằm tăng lãi suất repo 7 ngày tiêu chuẩn thêm 25 điểm cơ bản lên 4,75%, chỉ 2 tuần sau khi ngân hàng trung ương này quyết định trong một cuộc họp thường kỳ tăng lãi suất lần đầu tiên trong ba năm rưỡi, 25 điểm cơ bản lên 4,5%.
Quyết định mới nhất này được đưa ra khi việc tăng lãi suất lần đầu của Thống đốc cũ Agus Martowardojo không thể ngăn chặn đồng rupi sụp đổ. Đồng tiền này rớt xuống mức thấp nhất so với USD kể từ tháng 10/2015 vào thứ Tư (30/5), và rớt khoảng 3,4% so với đồng tiền xanh lá cây kể từ đầu năm nay, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục chính sách bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Cuộc họp bất thường này, được công bố bởi ngân hàng trung ương vào hôm thứ Sáu, và việc tăng lãi suất phù hợp với bình luận của người vừa đắc cử Warjiyo rằng ngân hàng dự tính sẽ “đánh phủ đầu” trong cách tiếp cận của họ nhằm ổn định đồng rupi.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ họp vào ngày 14/6, dự tính công bố tăng lãi suất nhiều hơn, trong khi cuộc họp thường kỳ tháng 6 của Bank Indonesia rơi vào ngày 28/6, trễ hơn bình thường do ngày lễ Idul Fitri. Những điều kiện thị trường trở nên tốt hơn với Indonesia trong những ngày qua, cụ thể, giá dầu giảm, nhưng Warjiyo quyết định rằng để ngân hàng trung ương đứng vững trước sự biến động này, một cuộc họp đặc biệt và tăng lãi suất ở điểm giao thời này là cần thiết.
“Ngân hàng Trung ương Indonesia tiếp tục theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau nhằm hạn chế sự suy yếu của đồng rupi so với USD”, theo Thống đốc trong cuộc họp báo, cho biết thêm rằng ngân hàng muốn “phản hồi đối với tình trạng biến động trên thế giới” đã gây ra “ảnh hưởng phi lý” đối với Indonesia.
“Hãy đi tiếp”, Warjiyo nói, “Bank Indonesia sẽ tiếp tục kiểm tra sự phát triển thị trường trong nước và toàn cầu để dùng cho việc tăng lãi suất theo cách được tính toán”.
Việc trượt giá đồng rupi so với đồng USD là nguyên nhân của sự gia tăng lo ngại đối với cộng đồng kinh doanh của đất nước này, khi mà khoản nợ USD chiếm đa số của họ tăng 43% giữa quý II/2013 và tháng 5/2018. Những công ty Indonesia, ngoài trừ lĩnh vực tài chính, có 99 tỷ USD nợ bao gồm nợ ngân hàng và phát hành trái phiếu, theo Dealogic.
Nợ USD tích lũy của các công ty Indonesia |
Bank Indonesia trước đó cũng tiến hành một loạt các hoạt động cắt giảm lãi suất trong giai đoạn 2015 - 2017, khi Chủ tịch nước Joko Widodo nhắm đến việc tạo điều kiện cho vay và kích thích tăng trưởng. Nhưng mặc cho chính sách khuyến khích, nền kinh tế vẫn chậm chạp trong việc tăng trưởng trên mức trung bình năm ở mức 5,1% trong 5 năm qua.
Tổng thu nhập quốc nội GDP vừa qua cũng gây thất vọng, đạt 5,06% tính trên nền tảng lạm phát điều chỉnh, thấp hơn so với mức dự đoán 5,18%.
“Theo góc nhìn của Bank Indonesian, tổng cộng 50 điểm cơ bản tăng trong 1 năm qua… có vẻ như sẽ vẫn ổn định với tình trạng chính sách trung lập hiện thời”, theo Joseph Incalcaterra, nhà kinh tế học cao cấp của châu Á ở HSBC, trong một báo cáo đưa ra trước cuộc họp khẩn này. “Tuy nhiên, với việc tăng 50 điểm cơ bản, những ngân hàng nhỏ phụ thuộc vào việc cho vay liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng được liên kết với lãi suất repo ngược 7 ngày, có lẽ sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay cao hơn, khiến cho tăng rủi ro giảm tăng trưởng tín dụng”.
Nhưng Warjiyo cho biết rằng ngoài lãi suất tăng, ngân hàng trung ương này cũng có những biện pháp khác giúp nâng đỡ nền kinh tế.
“Có một suy đoán rằng nếu Bank Indonesia tăng lãi suất, tăng trưởng kinh tế có thể giảm. Thực tế, điều kiện này chỉ xảy ra khi các công cụ kinh tế và tiền tệ chỉ có một, là lãi suất”, ông nói.
“Bank Indonesia có rất nhiều công cụ tiền tệ, như chính sách điều tiết cẩn trọng vĩ mô, hệ thống thanh toán,… và những công cụ bảo hộ tăng trưởng khác”.
Xem thêm |