Ngân hàng Trung Quốc tăng mạnh cho vay trong tháng 8, kì vọng nới lỏng chính sách trong vài tuần tới
Nguồn: CNBC
Theo đưa tin từ Bloomberg, trong tháng 8, các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay thêm ra thị trường 1.210 tỉ nhân dân tệ (tương đương 170 tỉ USD) khi các nhà hoạch định chính sách định hướng hỗ trợ cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Đồng thời, nhiều khả năng nước này sẽ nới lỏng chính sách hơn trong vài tuần tới khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc ảnh hưởng nhiều hơn tới nền kinh tế.
Nhà điều hành Trung Quốc đã và đang cố gắng thúc đẩy ngân hàng cho vay và giảm chi phí tài chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân, nhỏ và vừa (SME), nơi tạo ra phần lớn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích cho rằng nhu cầu tín dụng đã không tăng nhiều như mong đợi, có thể là do sự sụt giảm nhu cầu trong nước và ảnh hưởng từ căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại. Điều đó đã củng cố quan điểm rằng Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra các biện pháp kích thích hơn để thúc đẩy đầu tư và ổn định hoạt động kinh tế.
"Dữ liệu cho vay trong tháng 8 phù hợp với kì vọng của thị trường. Nó cho thấy sự hỗ trợ tăng lên cho nền kinh tế. Trong bước tiếp theo, chính sách tiền tệ dự kiến sẽ được ưu tiên và linh hoạt, sẽ có room để cắt giảm lãi suất và dự trữ bắt buộc", ông Wen Bin, Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Minsheng ở Bắc Kinh cho biết.
Các khoản vay mới có dấu hiệu tăng từ tháng 7 và đã tăng cao hơn so với dự kiến của các nhà phân tích trong tháng 8, theo dữ liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố vào ngày 11/9.
Kết quả thăm dò trước đó của Reuters đã kì vọng rằng các khoản cho vay mới sẽ tăng từ 1.060 tỉ CNY vào tháng 7 lên 1.200 tỉ CNY trong tháng 8. Con số cho vay mới trong một năm trước đó cũng chỉ ở mức 1.2800 tỉ CNY.
Các khoản vay hộ gia đình (chủ yếu là thế chấp) đã tăng lên 653,8 tỉ CNY trong tháng 8 từ 511,2 tỉ CNY trong tháng 7, trong khi các khoản vay của công ty đã tăng từ 297,4 tỉ CNY lên 651,3 tỉ CNY.
Lượng cung tiền M2 trong tháng 8 đã tăng 8,2% so với năm trước đó, cao hơn mức ước tính trong cuộc thăm dò của Reuters là 8,1% (mức đã chạm tới trong tháng 7).
Dư nợ cho vay của Trung Quốc đã tăng 12,4% so với một năm trước, phù hợp với mức kì vọng nhưng kém hơn so với tháng 7 (12,6%). Một số nhà phân tích cho rằng so sánh hàng năm là một cách tốt hơn để đánh giá xu hướng tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc, thay vì cách so sánh hàng tháng có nhiều biến động.
Kì vọng nới lỏng chính sách của Trung Quốc
Tuần trước, ngân hàng trung ương (NHTW) Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ ba trong năm nay, giải phóng 900 tỉ nhân dân tệ (126,35 tỉ USD) thanh khoản ra thị trường.
Các nhà phân tích hi vọng chính sách sẽ được nới lỏng hơn trong những tuần tới khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ thuế quan của Mỹ leo thang và nhu cầu trong nước trì trệ.
Tiêu dùng trong nước tại Trung Quốc đang chậm lại do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại (Nguồn: CNBC)
Thị trường mong muốn mạnh mẽ rằng NHTW sẽ cắt giảm một hoặc nhiều mức lãi suất chính sách chính vào giữa tháng 9 - lần đầu tiên sau bốn năm - khi họ tìm cách cắt giảm chi phí vốn của các doanh nghiệp.
Tăng trưởng tổng tài chính xã hội (TSF), một thước đo rộng về tín dụng và thanh khoản trong nền kinh tế, đã tăng 10,7% so với một năm trước đó trong tháng 8 và không thay đổi so với tốc độ trong tháng 7.
TSF bao gồm các hình thức tài trợ ngoại bảng của ngân hàng, chẳng hạn như chào bán công khai ban đầu, các khoản vay từ các công ty ủy thác và bán trái phiếu.
Vào tháng 8, TSF đã tăng lên 1.980 tỉ CNY từ 1.010 tỉ CNY trong tháng 7. Các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters đã dự kiến TSF tháng 8 là 1.550 tỉ CNY.
"Tăng trưởng tín dụng sẽ bắt đầu tăng trở lại nếu như PBoC sẽ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản giống như động thái giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc trong tuần trước theo kì vọng", các nhà phân tích của Capital Economics nói trong một lưu ý mới đây.
Trung Quốc đã cho phép chính quyền địa phương phát hành thêm trái phiếu trong năm nay như là một phần của kế hoạch tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng và khơi dậy nhu cầu trong nước.
Tuần trước, nội các Chính phủ nước này cho biết chính quyền địa phương sẽ được phép phát hành trái phiếu có mục đích đặc biệt sớm hơn bình thường vào năm tới để giúp tăng trưởng ổn định.
Mỹ đã bắt đầu áp thuế 15% đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc vào ngày 1/9 (bao gồm giày dép, đồng hồ thông minh và tivi màn hình phẳng) khi Trung Quốc bắt đầu áp thuế mới đối với dầu thô Mỹ, sự leo thang mới nhất trong cuộc chiến thương mại.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại ở mức thấp gần 30 năm ở 6,2% trong quí II. Các nhà phân tích kì vọng một sự ổn định khi các biện pháp kích thích trước đó bắt đầu có hiệu lực.
Nhưng mối đe dọa thuế quan mới nhất có thể sẽ ảnh hưởng nặng hơn đối với các nhà xuất khẩu và chuỗi cung ứng nội địa của Trung Quốc, điều đó thể hiện sự yếu kém hơn trong xuất khẩu khi tiêu dùng chậm lại.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/