Các ngân hàng nhỏ Trung Quốc 'lao đao' trong lưới sáp nhập của PBoC
Gần đây, vụ thâu tóm ngân hàng Jinzhou Bank do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thực hiện cho thấy trường hợp Baoshang Bank trước đó không phải là ngoại lệ.
Sự kiện này thế hiện các ngân hàng nhỏ thực sự gặp vấn đề về thanh khoản và điều đó sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường trái phiếu cũng như toàn bộ thị trường tài chính Trung Quốc, theo Asian Banking & Finance.
Dưới chỉ thị của chính phủ Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank), ngân hàng lớn thứ hai nước này, đã đứng ra thâu tóm Baoshang Bank vào cuối những năm 90. Kể từ đó, việc đánh giá rủi ro tiềm năng của các đối tác từ thị trường trái phiếu được lan rộng ra nhiều lĩnh vực tài chính.
Ngân hàng nhỏ gặp khó từ việc huy động vốn
Trường hợp của Baoshang Bank cũng ảnh hưởng mạnh tới nguồn huy động vốn lớn nhất của các nhà băng nhỏ là chứng chỉ tiền gửi (NCD). Thực tế cho thấy chi phí huy động NCD của các ngân hàng có rủi ro cao đã tăng lên.
Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu của các ngân hàng có mức độ tín nhiệm thấp cũng không khả quan, phần lớn kế hoạch phát hành đều bị trì hoãn hoặc hủy bỏ vào thời điểm mấu chốt.
Do đó, lượng phát hành trái phiếu ròng của các ngân hàng trong quí II đã giảm. Điều này tạo ra sự tương phản sâu sắc với hoạt động của các công ty phi tài chính và gây thêm áp lực huy động vốn lên các ngân hàng.
Những ngân hàng nhỏ là nguồn cho vay chủ chốt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng kinh doanh. Nhận thức về rủi ro của các ngân hàng nhỏ ngày càng gia tăng đã khiến nhà chức trách Trung Quốc khó khăn trong việc thúc đẩy bơm vốn cho các công ty tư nhân, những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
PBoC đã phản ứng kịp thời để trấn an thị trường khi đưa ra phạm vi cam kết đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ. PBoC đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình bảo hiểm tiền gửi, gia tăng tài sản được tái chiết khấu.
Việc thâu tóm các ngân hàng nhỏ như Baoshang Bank và Jinzhou Bank của các ngân hàng lớn sẽ do PBoC trực tiếp chỉ đạo - Ảnh: Asian Banking & Finance
Trước đây, chứng chỉ tiền gửi không được các cơ quan quản lí chấp thuận nhưng nay đã được đưa vào danh mục đủ điều kiện làm tài sản thế chấp của PBoC.
Sự lo lắng của các nhà đầu tư là hoàn toàn có căn cứ khi các ngân hàng thương mại lớn ngày càng phát triển vượt qua các ngân hàng nhỏ và xu hướng này đang tiếp tục diễn ra.
Các nhà phân tích cho rằng tình trạng này sẽ tiếp tục do ngân hàng nhỏ sẽ tiếp tục phải vật lộn để duy trì khả năng thanh khoản, bài toán lợi nhuận và các bất lợi phát sinh từ chính sách mới của chính phủ.
Về mặt thanh khoản, các ngân hàng nhỏ sẽ phải tìm kiếm các nguồn vốn khác để thay thế tiền gửi khi dòng vốn chảy ra từ cuối năm 2014. Ngoài sự khan hiếm tương đối của tiền gửi, PBoC đã khiến các ngân hàng này gặp khó khăn hơn khi biến thị trường tiền tệ trở thành nguồn tài trợ vốn duy nhất.
Các ngân hàng nhỏ cũng ngày càng gặp khó khăn về mặt thanh khoản khi một số tài sản của họ không đáp ứng đủ yêu cầu về tài sản thế chấp hoặc các qui định do PBoC đề ra. PBoC chấp nhận giấy tờ có giá của các ngân hàng chính sách và các ngân hàng lớn khác nhưng không chấp nhận của các ngân hàng nhỏ hơn.
Trên thực tế, khó khăn về thanh khoản đã khiến nhiều ngân hàng nhỏ chuyển một phần sang hoạt động dưới hình thức "chợ đen" để tăng lợi nhuận. Và khi Ủy ban quản lí giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) phát hiện và ngăn cấm, các ngân hàng nhỏ ngày càng lao đao do không có nguồn lợi nhuận ổn định.
...Đến cho vay
Chính sách mới của chính phủ Trung Quốc đã tạo thêm rất nhiều bất lợi cho các ngân hàng nhỏ.
Để đáp ứng mục tiêu cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngân hàng lớn đã nới lỏng các tiêu chí thế chấp của họ. Động thái này có nghĩa là các ngân hàng lớn cạnh tranh hơn do chi phí tài trợ thấp hơn để có được khách hàng tốt hơn.
Trong khi các ngân hàng nhỏ chỉ có khả năng tiếp cận với nguồn khách hàng "kém" hơn do chi phí tài trợ cao hơn, gây ra rủi ro giảm giá về chất lượng tài sản.
Hoạt động của một số ngân hàng nhỏ được dự đoán là sẽ ngày càng khó khăn.
Các chuyên gia tin rằng những vụ thâu tóm các ngân hàng nhỏ sẽ ngày càng phổ biến hơn trong nỗ lực ổn định hệ thống tài chính của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt vào thời điểm xung đột thương mại Mỹ - Trung đã leo thang sang thị trường tài chính và tiền tệ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/