Nền kinh tế Đức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1970
Mức sụt giảm trên cao hơn rất nhiều so với mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính hơn 10 năm trước, khi GDP quý I/2009 của Đức giảm 4,7%, song vẫn thấp hơn mức dự báo mà Destatis ước tính trước đó là 10,1% khi các biện pháp nhằm kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 có hiệu lực.
Cũng theo Destatis, việc tung ra các gói kích thích nhằm hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch đã dẫn đến việc Đức thâm hụt ngân sách 51,6 tỷ euro trong nửa đầu năm 2020.
Các lệnh phong tỏa hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã làm giảm nguồn thu ngân sách trong khi chính quyền phải tăng cường chi tiêu để hỗ trợ và kích thích nền kinh tế đầu tàu châu Âu vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch gây ra.
Do đó, nền kinh tế Đức thông báo mức thâm hụt ngân sách 3,2% GDP trong sáu tháng đầu năm nay, vượt mức trần 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), song Brussels đã tạm ngừng áp dụng mức trần này do tác động của COVID-19. Trong khi sáu tháng đầu năm ngoái Đức thặng dư ngân sách tăng 2,7%, hay khoảng 46,5 tỷ euro.
Nguồn thu ngân sách của Đức nói chung đã giảm 3,6% trong nửa đầu năm 2020, đánh dấu mức giảm theo năm đầu tiên kể từ năm 2010, chủ yếu do chi tiêu của chính phủ tăng 9,3%.
Trong tháng 3-4/2020, các lĩnh vực của nền kinh tế Đức hầu như đều "giậm chân tại chỗ" do hậu quả của đại dịch.
Tình hình tương tự cũng xảy ra ở nhiều nền kinh tế lớn khác, điều này đã dẫn tới gánh nặng lớn cho hoạt động ngoại thương của Đức. Xuất khẩu (-20,3%) và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (-16,0%) đều giảm mạnh. Chi tiêu tiêu dùng tư nhân (-10,9%) và đầu tư của các công ty (-19,6%) cũng giảm đáng kể so với quý trước.
Tuy nhiên, việc nhà nước tăng mức chi tiêu đã góp phần ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Hiện nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang rơi vào suy thoái sâu.
Giới chuyên gia kinh tế kỳ vọng nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay, với điều kiện Đức có thể ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai.
Trước đó, Chính phủ Đức dự báo mức suy giảm kinh tế trong cả năm 2020 là 6,3%. Khi bắt đầu đại dịch hồi tháng Ba, Chính phủ Đức đã thông qua gói viện trợ trị giá nhiều tỷ euro, tiếp đó là gói kích cầu 130 tỷ euro vào tháng Sáu để thúc đẩy nền kinh tế.
Do cuộc khủng hoảng COVID-19, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã lần đầu tiên đình chỉ các quy định trong Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng, vốn quy định mức thâm hụt ngân sách không vượt 3% GDP và tổng nợ không vượt 60% GDP.
Trong khi đó, triển vọng kinh tế Đức ngày càng tốt hơn sau giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của Đức trong tháng 8/2020 đã tăng 2,2 điểm lên 92,6 điểm so với tháng Bảy.
Đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp sau đợt lao dốc lịch sử do đại dịch COVID-19. Theo Chủ tịch Viện Ifo của Đức, Clemens Fuest, nền kinh tế Đức đang trên đà phục hồi khi các công ty đánh giá tình hình hiện tại và triển vọng trong sáu tháng tới đều sáng sủa hơn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/