|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Năm 2017, nhóm người giàu nhất thế giới 'bỏ túi' 2,7 tỷ USD mỗi ngày

09:27 | 28/12/2017
Chia sẻ
Tài sản của nhóm người giàu nhất thế giới tăng 23% trong năm 2017, lên vượt ngưỡng 5 nghìn tỷ USD.

Bloomberg cho biết, nhóm người giàu nhất thế giới đã “đút túi” thêm 1 nghìn tỷ USD trong năm 2017 nhờ đà tăng kỷ lục của thị trường chứng khoán. Con số này gấp hơn 4 lần so với mức tăng của năm ngoái.

nam 2017 nhom nguoi giau nhat the gioi bo tui 1 nghin ty usd

Tính đến cuối phiên giao dịch 26/12, 500 tỷ phú giàu nhất thế giới sở hữu tới 5,3 nghìn tỷ USD, tương đương Chỉ số Tỷ phú Bloomberg tăng 23%. Trong đó, tài sản của ông Jeff Bezos, người sáng lập Amazon.com Inc., tăng mạnh nhất với 34,2 tỷ USD.

Với mức tăng đó, ông Bezos đã “vượt mặt” Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới vào tháng 10. Tổng tài sản ròng của ông Bezos tính đến ngày 26/12 là 99,6 tỷ USD trong khi của ông Gates chỉ là 91,3 tỷ USD.

nam 2017 nhom nguoi giau nhat the gioi bo tui 1 nghin ty usd
Danh sách 10 tỷ phú giàu nhất theo Bloomberg. (Nguồn: Bloomberg)

“Một phần là nhờ đợt tăng mạnh và dài hơi thứ hai của thị trường chứng khoán trong lịch sử,” ông Mike Ryan, Trưởng phòng Đầu tư khu vực châu Mỹ của UBS Wealth Management, cho biết.

Những người thắng cuộc

Châu Á

Châu Á nổi lên là khu vực giàu nhanh nhất, với số lượng tỷ phú vượt Mỹ lần đầu tiên, theo báo cáo của UBS Group và PricewaterhouseCoopers.

nam 2017 nhom nguoi giau nhat the gioi bo tui 1 nghin ty usd

Tài sản của 38 tỷ phú người Trung Quốc nằm trong Chỉ số Tỷ phú Bloomberg “đút túi” 177 tỷ USD trong năm 2017, tăng 65% so với thời điểm đầu năm nay.

Trong đó, tài sản của ông Hui Ka Yan, người sáng lập ra Tập đoàn bất động sản China Evergrande, tăng 25,9 tỷ USD, tăng vọt 350% so với năm ngoái. Xét về tốc độ tăng của khối tài sản, ông Hui Ka Yan chỉ đứng sau Bezos.

Tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ ông Ma Huatang, đồng sáng lập Tencent Holdings, trở thành người giàu thứ hai của châu Á khi tổng tài sản tăng gần gấp đôi lên 41 tỷ USD.

Đặc biệt, 27 người giàu nhất của Nga vẫn ghi nhận tổng tài sản ròng tăng thêm 29 tỷ USD lên 275 tỷ USD dù nước này liên tục bị trừng phạt kinh tế sau quyết định sáp nhập Crimea của Tổng thống Vladimir Putin. Thậm chí, tổng tài sản của họ đã vượt thời điểm trước khi Nga bị phương Tây trừng phạt.

Tuy nhiên, trong Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, người Mỹ vẫn chiếm nhiều “ghế” nhất, với 159 tỷ phú và tổng tài sản ròng đạt 2 nghìn tỷ USD. Trong năm 2017, tổng tài sản của nhóm người giàu nhất nước Mỹ tăng 315 tỷ USD, tương đương tăng 18%.

Công nghệ

Lĩnh vực đem lại nhiều tiền nhất cho giới giàu có trong năm 2017 chính là công nghệ. 57 tỷ phú hoạt động trong lĩnh vực công nghệ “bỏ túi” tới 262 tỷ USD (tăng 35%), cao hơn nhiều so với mức tăng của các lĩnh vực khác.

Trong đó, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập ra Facebook Inc. ghi nhận tổng tài sản tăng 22,6% (tăng 45%) lên 72,6 tỷ USD. Tháng 9, Zuckerberg quyết định bán 18% cổ phần tại Facebook trong 18 tháng tới.

nam 2017 nhom nguoi giau nhat the gioi bo tui 1 nghin ty usd

Những tỷ phú mới nổi

Cũng trong năm 2017, Chỉ số Tỷ phú Bloomberg khám phá ra 67 tỷ USD giấu mặt. Trong đó, đáng chú ý là hai cái tên Tyler và Cameron Winkelvoss bất ngờ giàu lên nhờ đầu tư vào bitcoin. Tính đến ngày 26/12, giá đồng tiền ảo này đã lên hơn 16.000 USD, từ mức chỉ 1.140 USD của ngày 4/1.

Ngoài ra còn có Henry Laufer của công ty Renaissance Technologies với tài sản ròng 4 tỷ USD tính đến tháng 4. Hai tỷ phú trong ngành thủy sản của Nga là Vitaly Orlow và Chục Bundrant của công ty Trident Seafood. Tại Brazil, giám đốc công ty xây dựng tháp điện gió lớn nhất châu Mỹ Latin cũng được vinh danh là tỷ phú với tổng tài sản 1,3 tỷ USD.

Tại Mỹ, Ben Ashkenazy và Joel Wiener cũng là hai tỷ phú mới nổi hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, một số tỷ phú mới nổi đang hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, như CEO của Roku Inc. và hai người sáng lập của Wayfair Inc.

Những kẻ thua cuộc

Có 60 tỷ phú ghi nhận tổng tài sản giảm trong năm 2017. Trong đó có tỷ phú trong ngành viễn thông của Pháp, ông Patrick Drahi, ghi nhận tổng tài sản giảm 4,1 tỷ USD (giảm 39%) xuống còn 6,3 tỷ USD.

Ngoài ra, tài sản của Hoàng tử Alwaleed Bin Talal, người giàu nhất Saudi Arabia, cũng giảm 1,9 tỷ USD xuống còn 17,8 tỷ USD sau bê bối tham nhũng.

Oanh Oanh