2018 - dè chừng tỷ giá
'Bốc quẻ' cho tỷ giá | |
Tỷ giá USD/VNĐ có thể tăng 1,5-2% trong năm 2018 |
Ngày 31-12-2015, NHNN ban hành quyết định công bố tỷ giá trung tâm USD/VND và tỷ giá trung tâm này được tính dựa trên tám đồng tiền là USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD, THB và cũng công bố luôn tỷ giá của tám đồng tiền này trên trang web nhưng là tỷ giá chéo của VND với các loại tiền tệ khác thông qua tỷ giá trung tâm USD/VND.
Với dòng vốn ngoại khoảng 30 tỉ đô la Mỹ đang chảy trong thị trường chứng khoán Việt Nam thì tỷ giá có thể biến động mạnh nếu thị trường diễn biến tiêu cực. Ảnh: THÀNH HOA |
Cách tính, trọng số của tám đồng tiền này như thế nào thì chưa được công bố nhưng lại được dùng tỷ giá trung tâm để áp ngược lại cho các cặp tỷ giá chéo VND. Một cách tính nghe qua có vẻ minh bạch và theo kịp diễn biến tỷ giá thế giới nhưng rõ ràng sự chính xác tới đâu thì chưa ai dám xác nhận.
Một vấn đề nữa là tỷ giá do NHNN công bố không được sử dụng trong thương mại, các giao dịch thường tham chiếu theo tỷ giá của Vietcombank và sau đây là tỷ giá của tám đồng tiền này tại các thời điểm cách đây sáu tháng, một năm của Vietcombank.
Nhìn biểu đồ ta thấy rõ ngoài USD, VND mất giá so với bảy đồng tiền còn lại từ 4-16% nhưng tỷ giá trung tâm vẫn không có diễn biến gì “lạ” trong cả năm 2017 và đầu năm 2018.
Việc NHNN duy trì chính sách đồng tiền yếu phần nào đã hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng cạnh tranh, thị trường Việt Nam cũng không bị tràn ngập hàng hóa của các nước mà Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế là các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp này, ngoài việc được ưu đãi rất nhiều trong đầu tư, nay lại được hỗ trợ bởi tỷ giá nữa thì quá tốt nhưng chúng ta thì sao, có được lợi gì nhiều không?
Tới đây, khi kịch bản Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất USD kéo theo sự tăng giá của USD so với các đồng tiền là kịch bản rõ ràng, không còn là suy đoán, NHNN sẽ xử lý ra sao? Tiếp tục chính sách đồng tiền yếu, tức tăng tỷ giá USD/VND thì lạm phát chắc chắn không giữ thấp được. Còn neo tỷ giá USD/VND như hiện tại thì xuất khẩu sẽ có một năm khó khăn, trong xu hướng bảo hộ đang tăng trên thế giới thì càng khó đoán.
Và câu chuyện tỷ giá theo người viết là một phần lý do thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một đợt tăng nóng hơn 40% chỉ trong một thời gian ngắn. Ngoài câu chuyện thị trường tăng hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn giá cao thì việc thị trường tăng nóng mới không làm các quỹ ngoại chuyển vốn sang các nước trong khu vực Đông Nam Á với chi phí cơ hội tỷ giá từ 10-15% quá hấp dẫn. Nhưng không thị trường nào có thể tăng mãi được, xu hướng luân chuyển vốn giữa các nước của quỹ ngoại sau khi chốt lời lớn tại Việt Nam là không thể tránh khỏi.
Theo các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), độ trễ giữa chính sách tiền tệ và tác động đối với lạm phát ở Việt Nam là khoảng 15-18 tháng. Nếu lấy mốc từ đầu năm 2017 thì có thể từ quí 2-2018, lạm phát Việt Nam sẽ dịch chuyển theo hướng tăng. Và với dòng vốn ngoại khoảng 30 tỉ USD đang chảy trong thị trường chứng khoán Việt Nam thì tỷ giá có thể biến động mạnh nếu thị trường diễn biến tiêu cực và có thể trước cả tác động của Fed lên tỷ giá USD/VND.