Mỹ đang bị bỏ lại trong cuộc đua xe điện trên thế giới
Sau nhiều thập kỷ đứng trước sự nghi ngờ, các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đã bắt đầu chuyển hướng sang xe điện, Bloomberg nhận định.
AlixPartners, một công ty tư vấn, thế giới xe đã chứng kiến một sự kiện quan trọng vào đầu năm nay khi General Motors cam kết sẽ ngừng bán xe chạy bằng khí đốt vào năm 2025.
Nhờ sự trợ giúp của chính phủ các nước, doanh số bán xe điện tại châu Âu đã tăng 11% trong năm 2020 và gần 15% trong quý I. Cùng kỳ, doanh số bán xe điện tại Trung Quốc cũng tăng 8% so với quý I/2020. Tuy nhiên, vẫn có những trở ngại đối với quá trình chuyển đổi xu hướng, bao gồm các vấn đề về khí hậu.
Theo dự đoán của BloombergNEF, giá pin giảm đồng nghĩa với việc những chiếc ô tô điện sẽ có giá ngang bằng với ô tô chạy bằng nhiên liệu thông thường tại Mỹ và châu Âu vào năm 2022.
Các cải tiến về công nghệ pin được thiết lập nhằm tăng quãng đường tối đa mà xe có thể chạy. Quan trọng hơn, việc triển khai các trạm sạc trên toàn cầu có thể xua tan đi nỗi lo về pin. Các nhà phân tích cho rằng xe điện có mức độ tin cậy cao hơn bởi chúng sử dụng ít bộ phận hơn.
Khi châu Âu và Trung Quốc đi đầu, Mỹ đang ở đâu?
Chính phủ châu Âu và Trung Quốc đã đưa ra một loạt cam kết về khí hậu và các biện pháp để buộc thị trường ô tô phải đổi.
Với Liên minh châu Âu (EU), các nhà sản xuất ô tô có thể bị phạt nặng nếu họ không cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải carbon trên mỗi km xe chạy từ năm 2021 đến năm 2030.
Đối với người tiêu dùng, Đức đưa ra mức giảm giá khoảng 9.000 euro (11.000 USD) cho một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng pin. Chủ sở hữu xe điện ở Na Uy không phải trả 25% thuế giá trị gia tăng hoặc thuế đường bộ.
Tại Vương quốc Anh, các khoản tài trợ của chính phủ lên tới 8.000 bảng Anh (11.300 USD) cho xe tải plug-in hybrid còn ô tô chạy điện được miễn khoản phí tắc nghẽn hàng ngày ở London (khoảng hơn 20 USD). Các thành phố gồm London, Rome và Amsterdam đang lên kế hoạch cấm sử dụng ô tô chạy bằng khí đốt vào năm 2030.
Trung Quốc có một hệ thống tín dụng buộc các nhà sản xuất phải hạn chế lượng khí thải carbon. Đồng thời, người mua có thể được hỗ trợ khoảng 18.000 nhân dân tệ (2.800 USD). Ở một số thành phố, gần như không thể xin giấy phép đậu xe cho một chiếc ô tô thông thường. Quốc gia này có tới 1,68 triệu điểm sạc ô tô điện vào cuối năm 2020, cao hơn nhiều so với Mỹ.
Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden, người muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ xe chạy bằng khí đốt sang xe điện, đặt mục tiêu doanh số bán xe điện chiếm 50% thị phần vào cuối năm 2030.
Các nhà sản xuất ô tô cho biết họ đang trông chờ vào sự giúp đỡ của chính phủ để đạt được các mục tiêu về phương tiện mới. Ngoài ra, ông Biden đã đề xuất chi 174 tỷ USD cho việc sản xuất và mua xe điện, cùng với các trạm sạc. Ông cũng tham gia Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, thứ mà người tiền nhiệm Donald Trump đã bác bỏ.
Số lượng công ty tham gia thị trường xe điện ngày càng tăng
Các nhà quản lý ngày càng nghiêm túc với Thỏa thuận Paris về việc giảm khí thải carbon. Ngoài ra, họ cũng sợ bắt nhịp chậm với xu hướng. Tất cả đều thấy giá cổ phiếu Tesla tăng mạnh trong năm qua, cùng với đó là sự xuất hiện của một loạt startup về xe điện.
Giá cổ phiếu của Volkswagen AG sụt giảm đáng kể trước một vụ bê bối năm 2014 về việc gian lận trong các bài kiểm tra khí thải động cơ diesel đã khiến các nhà quản lý tập trung vào ô tô điện.
Nio của Trung Quốc không phải là một công ty mới, nhưng giá trị thị trường của họ đã tăng lên vào năm 2020, thậm chí lớn hơn Ford Motor. Một loạt các công ty khởi nghiệp về xe điện như Fisker Inc. và Lordstown Motor Corp. đã được thành lập dưới sự đầu tư của nhiều bên khác nhau.
Trong số các công ty công nghệ, Apple từ lâu đã làm việc trong một dự án xe hơi còn Alphabet có đơn vị lái xe tự hành mang tên Waymo. Amazon đang hậu thuẫn Rivian Automotive, công ty có kế hoạch ra mắt xe bán tải R1T và mẫu SUV R1S vào năm 2021.
Tại Trung Quốc, Baidu đã chi 7,7 tỷ USD trong 5 năm để phát triển các mẫu xe sáng tạo; Huawei Technologies dự kiến chi 1 tỷ USD trong năm nay để phát triển các thành phần cho các loại xe điện.
Rào cản đối với thị trường xe điện
Như đã đề cập, việc phát triển xe điện gặp không ít thách thức, bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc, sự thay đổi chính sách của chính phủ các nước và thiếu hụt nguồn cung pin. Ngoài châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, xe điện vẫn chưa phát triển ở những quốc gia khác, kể cả Ấn Độ.
Thói quen của người tiêu dùng vẫn là một trong những rào cản lớn nhất. Đó là lý do tại sao các chiến dịch quảng cáo của một số nhà sản xuất tập trung vào các phiên bản chạy điện của những loại xe mang tính biểu tượng như Ford F-150, Mustang Mach-E, Chevrolet Silverado hay GM Hummer.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/