|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Muốn giải cứu thị trường chứng khoán, chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh mua cổ phần doanh nghiệp

11:41 | 31/10/2018
Chia sẻ
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục lao dốc và nhiều biện pháp hỗ trợ đã được thực thi nhưng không đem lại hiểu quả mong muốn, chính phủ Trung Quốc gần đây đã đẩy mạnh việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp để tạo lực cầu cho thị trường.
muon giai cuu thi truong chung khoan chinh phu trung quoc day manh mua co phan doanh nghiep 'Biệt đội giải cứu' chứng khoán Trung Quốc đang cần được giải cứu

Theo các báo cáo định kì được Bloomberg tổng hợp, trong năm 2018 ít nhất 47 doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Trung Quốc đã công bố kế hoạch bán cổ phần cho các nhà đầu tư được chính phủ hậu thuẫn. Số lượng các công ty này tăng nhanh trong thời gian gần đây khi thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc khiến 3.200 tỉ USD vốn hóa bay hơi và buộc nhiều lãnh đạo công ty phải thế chấp cổ phiếu để được vay tiền từ ngân hàng.

Giờ đây đang bị gọi kí quĩ và không được hệ thống ngân hàng hỗ trợ, nhiều chủ doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác là chấp nhận vốn nhà nước.

muon giai cuu thi truong chung khoan chinh phu trung quoc day manh mua co phan doanh nghiep
Số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước công bố kế hoạch thêm đối tác chiến lược là nhà đầu tư được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Nguồn: Bloomberg.

Việc chính phủ bơm vốn có thể tạm thời giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và giúp giá một số cổ phiếu hồi phục. Tuy vậy, một số nhà phân tích cũng lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể đang lợi dụng diễn biến bất lợi của thị trường chứng khoán để “lấn chiếm” vào khu vực kinh tế tư nhân.

Bất chấp những khó khăn thanh khoản gần đây, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng chính giúp cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hàng đầu trong 4 thập kỉ qua; và khu vực kinh tế tư nhân này nhìn chung cũng có năng suất lao động cao hơn nhiều so với khu vực nhà nước.

Ông Lv Changshun, một nhà quản lý quỹ tại công ty Beijing Dajun Zhimeng nhận định: “Chúng tôi thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp công bố đối tác chiến lược là các nhà đầu tư có sự hậu thuẫn của chính quyền trung ương và địa phương. Đây là tín hiệu tích cực trong điều kiện thị trường hiện nay bởi hành động này có thể giảm thiểu rủi ro thị trường. Nhưng về dài hạn, việc các nhà đầu tư này có thoái vốn hay không và thoái khi nào vẫn là một dấu hỏi. Chưa kể, các nhà đầu tư do nhà nước hậu thuẫn thường không đủ chuyên nghiệp”.

Động thái mua cổ phần của chính phủ Trung Quốc được thực hiện trong nhiều ngành như công nghiệp, kỹ thuật, hàng tiêu dùng …. Đến nay, chính sách này mới chỉ tác động tới một số ít các doanh nghiệp niêm yết ngoài nhà nước nhưng trong tương lai quy mô ảnh hưởng có thể sẽ rộng ra nếu thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến tiêu cực. Một số chính quyền cấp tỉnh và thành phố đã dành ra một phần ngân sách để trợ giúp các công ty gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng thế chấp cổ phiếu để vay vốn.

Công ty Yonker Environmental Protection Co. – một nhà sản xuất thiết bị kiểm soát ô nhiễm có cổ phiếu mất 55% giá trị trong năm nay là một ví dụ điển hình về việc chuyển đổi từ sở hữu tư nhân sang nhà nước.

Hôm 9/10, công ty này thông báo một công ty đầu tư được chính phủ phủ hậu thuẫn có kế hoạch mua 30% sở hữu từ cổ đông kiểm soát công ty. Cổ đông này đã cầm cố hơn 99% vốn cổ phần công ty để vay tiền.

Trong những năm gần đây, chiến lược tài trợ vốn này đã trở nên ngày càng phổ biến sau khi chính phủ Trung Quốc mạnh tay kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng ngầm (shadow lending). Các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc từ lâu gặp khó khăn trong việc vay vốn từ các ngân hàng nhà nước giờ đây cũng khó vay được từ hệ thống ngân hàng ngầm.

Mặc dù các lãnh đạo Trung Quốc từ Chủ tịch Tập Cận Bình trở xuống đều đã cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong những tuần gần đây, một số nhà quan sát vẫn tỏ ra hoài nghi. Mối lo ngại chính ở đây là khi ngày càng có nhiều công ty chuyển từ sở hữu tư nhân sang nhà nước, nền kinh tế có thể vận hành kém hiệu quả đi và tăng trưởng dài hạn có thể bị ảnh hưởng xấu.

Ông Fraser Howie, người có 20 năm kinh nghiệm tại thị trường tài chính Trung Quốc và tác giả cuốn “Red Capitalism” nhận xét: “Khu vực kinh tế tư nhân đã liên tục chứng tỏ mình là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế Trung Quốc và khu vực này cần được khuyến khích. Việc các nhà đầu tư liên quan tới chính phủ Trung Quốc mua cổ phần của các công ty tư nhân gần đây về bản chất chính là quốc hữu hóa”.

Xem thêm

Song Ngọc

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.