|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Môi trường và nợ: Những yếu tố khiến Bắc Kinh đau đầu

06:56 | 04/12/2018
Chia sẻ
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đang là đề tài nóng, nhất là khi lãnh đạo hai nước sẽ gặp nhau tại Argentina bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
moi truong va no nhung yeu to khien bac kinh dau dau Ông Trump: Trung Quốc sẽ giảm thuế quan cho ô tô nhập khẩu từ Mỹ
moi truong va no nhung yeu to khien bac kinh dau dau
Các nhà lãnh đạo G20 chụp ảnh chung tại hội nghị ở Buenos Aires, Argentina ngày 30/11/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Dư luận quốc tế hiện đang tập trung vào các vấn đề xung quanh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, song theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, vấn đề làm cho lãnh đạo Bắc Kinh đau đầu hơn cả là những nguy cơ nội tại của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đó là hiện tượng thiếu nước vì môi sinh bị hủy hoại và núi nợ chồng chất.Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý là ba nền kinh tế có sản lượng đứng đầu thế giới cũng là ba nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Theo một số thống kê, nợ của Mỹ lên tới hơn 105% GDP, Nhật Bản là 250% GDP và Trung Quốc thì nợ tới 300% GDP mặc dù con số chính thức chỉ có 47,6%.

Lý do sai biệt giữa con số chính thức và các phương thức thống kê khác là cách tính toán của Bắc Kinh. Họ không tính các khoản nợ trong nội bộ, như của ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước và xí nghiệp của chính quyền địa phương vay tiền.Thứ hai là Trung Quốc không chỉ thiếu đất canh tác vì diện tích khả canh tính theo dân số chỉ bằng 1/3 bình quân thế giới mà nước này còn đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong khi là quốc gia châu Á có ít nước ngọt nhất.Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nói về mức độ nghiêm trọng trong tương lai trước mắt thì hồ sơ nợ của Trung Quốc là một vấn đề lớn, với hậu quả ảnh hưởng đến các nền kinh tế có hoạt động trao đổi thương mại với Bắc Kinh. Nhưng nhìn về ảnh hưởng lâu dài cho cả châu Á thì nạn lạm dụng trong khai thác các tháp nước thiên nhiên mới là vấn đề sinh tử. Tốc độ tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc ngày nay không còn cao như trước mà đang có xu hướng chậm lại. Nhưng giống tình trạng của 10 năm trước, các công ty giám định trị giá trái phiếu như Standard & Poor's hay Moody’s vẫn chưa đánh giá đầy đủ các rủi ro của Trung Quốc và điều này cực nguy hiểm khi khủng hoảng bùng nổ.

Nhà nước Bắc Kinh vừa là chủ nợ vừa là người đi vay nợ, do đó mức độ rủi ro không phân tán ra nhiều thành phần kinh tế mà tập trung vào nhà nước và là hiểm họa cho cả hệ thống.Bên cạnh đó, nhà nước còn giữ một vai trò thứ ba, là “làm luật” cho cả chủ nợ lẫn bên đi vay. Khi khủng hoảng bùng nổ thì nhà nước mất nợ và các cơ quan của nhà nước bèn đảo nợ cho nhau. Cụ thể, các cơ quan vỡ nợ của nhà nước được nhà nước cho vay thêm hay kéo dài kỳ hạn thanh toán để không mang tiếng vỡ nợ hay phá sản. Nhưng hậu quả là nhà nước sẽ mắc nợ nhiều hơn trước.Thuần về kinh tế tài chính, khi người đi vay không thể hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và bị vỡ nợ hay phá sản thì chủ nợ, là người cho vay, cũng bị thiệt. Ví dụ như cho vay 100 mà thu về cả vốn lẫn lời chỉ có 70 thì coi như mất 30%.

Khi nhà nước Bắc Kinh tài trợ cho doanh nghiệp của nhà nước hay chính quyền địa phương trong các nghiệp vụ đầu tư lẫn chi thu ngân sách mà bị lỗ 30% thì cả nền kinh tế quốc dân đều bị ảnh hưởng.Ngân hàng của nhà nước tài trợ cho các doanh nghiệp của nhà nước như một hình thức bao cấp trong hệ thống nhà nước. Ngân hàng của nhà nước cũng tài trợ cho các dự án địa ốc của nhà nước tại địa phương và thổi lên bong bóng đầu cơ mà vẫn tính như đầu tư và gia tăng sản lượng. Đây là sản lượng ảo mà nợ thật.

Cuối cùng, nhà nước là bên mất tiền và nền kinh tế Trung Quốc 13.000 tỷ USD nếu rơi vào khủng hoảng thì sẽ ảnh hưởng nặng nề cho các đối tác quốc tế. Đó là mối nguy thật sự trong vài năm tới.Trên thế giới, châu Á đông dân nhất mà cũng thiếu nước nhất so với các lục địa khác. Theo Liên hợp quốc, tính theo đầu người, lượng nước ngọt trên núi, trong sông, dưới giếng hay nhờ mưa thì bình quân của châu Á chưa bằng một nửa của thế giới. Trong lục địa này, vẫn tính theo dân số, thì Trung Quốc thiếu nước nhất dù đã chiếm đóng và kiểm soát các đỉnh núi tuyết xung quanh Himalaya, từ cao nguyên Thanh Tạng tới đất Tây Tạng và vùng phụ cận.Theo chuyên gia này, Bắc Kinh làm chủ một nửa nguồn nước của châu Á trên các đỉnh núi tuyết nhưng họ lại khai thác với sự lãng phí vì tàn phá đỉnh tuyết - các tháp nước của thiên nhiên, làm mất 20% các tháp nước, khiến 10 con sông lớn chảy qua Trung Á như Afghanistan hay Kyrgyzstan tới Nam Á như Ấn Độ và Đông Dương tức là Việt Nam, đang bị cạn dần.Thế giới vẫn luôn báo động về tình trạng Trái Đất nóng lên, mà trên thực tế nhiệt độ tại miền Tây của lãnh thổ Trung Quốc đã tăng 3 độ kể từ năm 1950 tới nay, làm các tảng băng tan dần, mất tới 82% kể từ thời điểm đó tới nay. Hậu quả là nước ngọt bị cạn từ thượng nguồn và gây thiên tai cho các nước khác xung quanh.Gần đây, hai báo cáo của Green Peace East Asia vào tháng trước và của Chinadialoque.net hồi tháng Năm có đề cập tới những vấn đề này. Công trình nghiên cứu của Green Peace, một tổ chức đấu tranh bảo vệ môi trường, chỉ ra những số liệu đáng ngại liên quan đến đà hủy hoại tảng băng trên rặng Thiên San của Trung Quốc dựa vào ảnh từ vệ tinh.

Thí dụ như diện tích của tảng băng Thiên San số một giảm từ 5.000m2 vào thời 1962-1986 thì giảm gấp đôi trong thời kỳ 1964-2018, mất tới 10.600m2. Và tổ chức này dự đoán rằng với đà này tới cuối thế kỷ 21 thì 2/3 các tảng băng ấy sẽ tiêu tan.Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, để hạn chế tình trạng trên, trước hết là cần tìm cách giảm dần đà gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu, nhưng không chỉ qua các hiệp ước mà nhiều nước chẳng hề tôn trọng.

Thứ hai là Bắc Kinh cần phối hợp với các nước - tức là tôn trọng các quyết định quốc tế - để không gây thêm nạn băng tan làm hạ nguồn bị cạn nước, ảnh hưởng tới các láng giềng. Thứ ba là giới chức Trung Quốc cần nhìn nhận được tai họa thực sự đang cận kề để nhanh chóng có kế hoạch ứng phó, với hai vụ băng tan xảy ra trong bốn tháng qua, vào tháng 8 và tháng 10 năm 2018./.

Xem thêm

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.