|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

50 nền kinh tế đáng đầu tư năm 2019 có gì đáng chú ý?

11:12 | 02/11/2018
Chia sẻ
Báo cáo Kinh doanh năm 2019 của World Bank  cho thấy thứ tự nhóm đầu đang thay đổi khi môi trường kinh doanh ở Georgia thuộc Liên bang Xô Viết cũ được đánh giá tốt hơn ở Anh hoặc Mỹ. Trung Quốc lần đầu tiên lọt Top 50, Ấn Độ nhảy lên vị trí 77.
moi truong kinh doanh tai trung quoc cai thien manh me lot top 50 nen kinh te dang dau tu nam 2019 Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận sự thiếu ổn định của nền kinh tế
moi truong kinh doanh tai trung quoc cai thien manh me lot top 50 nen kinh te dang dau tu nam 2019 Trung Quốc dự kiến tiếp tục giảm thuế để thúc đẩy tiêu dùng

Trung Quốc đang lấp đầy khoảng cách với đối thủ kinh tế hàng đầu của họ là Mỹ khi trở thành một nơi "yên ổn" để kinh doanh.

Trong xếp hạng hàng năm của World Bank về các nền kinh tế ít quan liêu, New Zealand lần nữa chiếm vị trí dẫn đầu khi mức chi phí thành lập công ty trở nên rẻ hơn. Nhưng Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục nâng vị trí của mình khi rộng mở đối với các doanh nghiệp và giảm đau đầu cho các doanh nhân.

Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) năm 2019 cho thấy thứ tự nhóm đầu đang thay đổi cụ thể là ở Mỹ và Anh. Mỹ là một trong số ít các quốc gia nơi mà việc mở và vận hành một doanh nghiệp ngày càng khó khăn khi đang bị kẹt trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Anh cũng bị mất đất sau đàm phán thoát khỏi Liên minh Châu Âu (EU).

Việc kinh doanh tại nước cộng hòa Georgia thuộc Liên bang Xô viết cũ hơn dễ dàng hơn ở Anh hoặc Mỹ.

Singapore và Đan Mạch lần nữa lọt vào Top 3 và không có sự thay đổi ở nhóm cuối. Trong 190 nền kinh tế được World Bank xếp hạng, Somalia lần nữa lại xếp ở vị trí cuối cùng, nơi mà kinh doanh khó khăn còn hơn ở Venezuela và Eritrea.

moi truong kinh doanh tai trung quoc cai thien manh me lot top 50 nen kinh te dang dau tu nam 2019
Top 10 quốc gia dễ kinh doanh nhất thế giới

Báo cáo Môi trường Kinh doanh - Doing Business Report 2019

Ấn bản thứ 16 của báo cáo này đánh giá sự dễ dàng và khó khăn của hầu hết khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ việc thành lập một công ty mới đến nhận được giấy phép bắt đầu hoạt động.

  • Người New Zealand có thể thành lập doanh nghiệp trong vài giờ. Ở Lào, cần phải có 174 ngày.
  • Slovenia là nơi rẻ nhất để có được một doanh nghiệp và vận hành.
  • Afghanistan cải thiện điểm số của họ so với bất cứ quốc gia nào sau khi tăng cường bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Trung Quốc cắt giảm thời gian kết nối điện từ 150 ngày ở Bắc Kinh và Thượng Hải xuống dưới 30 ngày.

Châu Á

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước nổi bật nhất. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết biến hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn và đặt mục tiêu lọt vào Top 50. Quốc gia này nhảy lên vị trí 77 từ vị trí 100 trong năm ngoái sau khi cắt giảm thời gian thông quan. Trung Quốc lần đầu tiên lọt Top 50 khi nhảy từ vị trí 78 lên 46.

Châu Âu

Vùng này chiếm một nửa vị trí trong Top 10. Georgia vượt qua Anh và Mỹ để chiếm vị trí thứ 6. Cùng với New Zealand, Georgia yêu cầu chỉ một quy trình để bắt đầu mở một doanh nghiệp, thấp nhất trên thế giới. Tăng hạng của Georgia và Na Uy đưa Anh xuống 2 bậc về vị trí thứ 9.

Trung Đông và Bắc Phi

Báo cáo cho biết, Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục trượt dài trong danh sách vì vấn đề giới tính với các hàng rào cho các nữ doanh nhân ở 14 quốc gia. United Arab Emirates (UAE) ở vị trí thứ 11, là đất nước duy nhất ở vùng Trung Đông lọt vào top 20.

Mỹ

Mỹ trượt xuống vị trí thứ 8 từ thứ 6 khi để Georgia và Na Uy vượt qua. Mỹ và Hàn quốc là những quốc gia duy nhất trong Top 10 có chỉ số thấp hơn so với năm ngoái. Trong số những rào cản lớn nhất ở Mỹ là những vấn đề liên quan đến bắt đầu một doanh nghiệp và những chậm trễ để kết nối lưới điện.

Xem thêm

Thành Nguyên

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.