Mê tín, nỗi sợ bẩn kìm hãm sự phát triển của thị trường thời trang cũ Trung Quốc
Trong khi các sàn thương mại điện tử bán hàng cũ như The RealReal, ThredUp and Depop đã trở nên thành công, giúp người bán hàng giảm lượng khí thải cacbon của họ, thị trường hàng cũ Trung Quốc có phần phát triển chậm do lo ngại về hàng giả, địa vị xã hội hiện tại gắn liền với hàng hóa mới và thậm chí cả những điều mê tín xung quanh mặc quần, áo của người khác, CNN đưa tin.
Báo cáo thường niên đáng tin cậy của McKinsey, được thực hiện với sự hợp tác của The Business of Fashion vào năm 2019 dự đoán "sự kết thúc của sở hữu", trong bối cảnh người tiêu dùng trên khắp thế giới đang tìm kiếm "cả khả năng chi trả và từ bỏ quyền sở hữu vĩnh viễn đối với quần áo".
Xu hướng này, theo báo cáo, là do "khao khát sự mới mẻ, đồng thời chấp nhận sự bền vững" của các thế hệ trẻ.
Dịch vụ cho thuê và bán hàng cũ cung cấp các phương thức để người dân duy trì sự đa dạng của tủ quần áo. Và các tập đoàn xa xỉ lớn cũng muốn có phần thị trường này, nên các tập đoàn như Richemont mua lại các nền tảng bán hàng cũ để kiểm soát nhiều hơn hàng hóa của họ trên thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, ở quốc gia đông dân nhất thế giới, nhu cầu về quần áo cũ vẫn còn thấp.
Đây có thể là vấn đề về quan điểm, theo nhận định của Xie Xinyan, người có ảnh hưởng lớn trong mảng thời trang với hơn 1 triệu người theo dõi trên nền tảng Weibo. Cô đăng lên Weibo nội dung về trang điểm và quần áo cũ cùng nhiều nội dung khác.
Các cửa hàng thời trang cũ giá rẻ có thể rất hiếm ở Trung Quốc, nhưng cô gái 24 tuổi đã chứng kiến sự tăng vọt đáng kể về số lượng các cửa hàng cao cấp tự quảng cáo là "hàng cũ".
Khi Xie bắt đầu có hứng thú với quần áo cổ điển từ thời sinh viên ở Nam Kinh, nơi hầu như không có bất kỳ cửa hàng quần áo cũ nào ngoài các thành phố cực lớn như Bắc Kinh hay Quảng Châu. Tuy nhiên, trong vòng 7 hay 8 năm trở lại đây, chúng đã trở nên cực kỳ phổ biến.
"Ở tất cả các thị trấn lớn của Trung Quốc, có ít nhất một hoặc hai cửa hàng quần áo cũ", cô nói.
Xie cho rằng một trong số lí do khiến mức quan tâm ngày càng tăng này là ảnh hưởng của văn quần áo cũ ở Nhật Bản. Cô nói: "Người Nhật bắt đầu đón nhận khái niệm quần áo cũ trước người Trung Quốc. Trung Quốc đã học hỏi điều đó từ họ và thông qua quá trình trao đổi văn hóa dần dần. Một số người bắt đầu mang các mặt hàng từ Nhật Bản đến Trung Quốc, và sau đó ngày càng nhiều người bắt đầu áp dụng phong cách này".
Trong khi Xie tin rằng mê tín dị đoan không còn đóng vai trò quan trọng đối với sự do dự của người dân khi mua đồ cũ, quần áo may sẵn theo truyền thống được coi là không tốt ở Trung Quốc.
Ngoài ra, còn những điều cấm kỵ khác xung quanh quần áo mà những người chết có thể đã mặc, vì theo phong tục truyền thống của Trung Quốc, quần áo của người đã khuất nên được đốt cháy để những thứ này có thể đi cùng họ sang thế giới bên kia (mặc dù những hành động này đã bị cấm ở nhiều nơi vì lo ngại các vấn đề về ô nhiễm).
"Cha mẹ tôi luôn đặt hỏi tại sao tôi mua đồ cũ, bởi vì chúng không hề rẻ. Bạn có thể mua một đồ mới với số tiền bạn chi cho một mấy thứ đồ cũ này", cô nói. Mẹ tôi luôn hỏi tại sao tôi không mua những món đồ mới 'sạch sẽ và hợp vệ sinh hơn".
Tính toán tác động của thời trang tới môi trường Trung Quốc là việc khó. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều nhất trong ngành công nghiệp tiêu tốn 20% lượng nước thải và xả 10% lượng khí thải toàn cầu. Do đó, có thể kết luận nhu cầu tiêu thụ hàng thời trang ở Trung Quốc để lại hậu quả môi trường lớn.
Dù vậy, không phải mọi thứ đều kết thúc cuộc đời ở bãi rác. Năm 2018, Trung Quốc vươn lên đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng. Châu Phi tiếp nhận phần lớn trong tổng số 311 triệu USD quần áo xuất khẩu từ Trung Quốc.
Kenya tiêu thụ 20% lượng hàng may mặc đã qua sử dụng của Trung Quốc, theo số liệu của Liên Hợp Quốc. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc nhập khẩu chưa đến 2 triệu USD quần áo cũ từ Mỹ, Hàn Quốc và các nước phát triển khác.
Một số startup và tập đoàn công nghệ bắt đầu quan tâm đến thị trường hàng thời trang second-hand. Năm ngoái, các giao dịch liên quan tới sản phẩm thời trang cũ (mọi thứ từ đồ điện tử đến quần áo) trên nền tảng Idle Fish của Alibaba đạt 100 tỉ nhân dân tệ ( 14 tỉ USD ).
Vài nền tảng như Plum và Secoo tập trung vào hàng thời trang cũ. Ứng dụng Douyi - rao bán đồ cũ qua livestreaming - cũng thu hút sự quan tâm của công chúng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/