|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

MBS: Xuất hiện tín hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của một chu kỳ tăng trưởng

14:56 | 14/11/2018
Chia sẻ
Những dấu hiệu đó bao gồm tăng trưởng GDP ở mức cao, lạm phát bắt đầu chạm đáy và đi lên, lãi suất có tín hiệu tăng và sự sôi động của các thị trường tài sản như chứng khoán và bất động sản. 
 
mbs xuat hien tin hieu cho thay kinh te viet nam dang trong giai doan cuoi cua mot chu ky tang truong Moody’s lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam
mbs xuat hien tin hieu cho thay kinh te viet nam dang trong giai doan cuoi cua mot chu ky tang truong VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào FDI
mbs xuat hien tin hieu cho thay kinh te viet nam dang trong giai doan cuoi cua mot chu ky tang truong
Ảnh minh họa

Theo bộ phận phân tích của CTCP Chứng khoán MB (MBS), đã bắt đầu xuất hiện một số tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của một chu kỳ tăng trưởng. Tăng trưởng GDP ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (xấp xỉ 7%), lạm phát bắt đầu chạm đáy và đi lên, lãi suất có tín hiệu tăng và các thị trường tài sản như chứng khoán và bất động sản sôi động.

Mặc dù vậy, xét về tổng quan nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong một chu kỳ tăng trưởng đi lên được bắt đầu từ năm 2012. Trong giai đoạn này, các cân đối vĩ mô cơ bản được giữ vững do Chính phủ và NHNN đã thay đổi quan điểm điều hành nền kinh tế không quá chú trọng tăng trưởng ngắn hạn mà tập trung ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh. Do đó, mức độ biến động của nền kinh tế (nếu có) được dự đoán cũng sẽ không cao.

Về tăng trưởng GDP năm 2019, MBS dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trong năm sau sẽ thấp hơn mức tăng của năm 2018 và đạt khoảng 6.7%.

Nguyên nhân thứ nhất là do áp lực về cân đối vĩ mô như lạm phát và tỷ giá nhiều khả năng sẽ tăng lên trong khi dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức cao là 130% khiến NHNN phải thận trọng hơn trong việc cung tín dụng cho nền kinh tế. Do đó, tăng trưởng tín dụng dự kiến năm 2019 chỉ khoảng 15% so với mức dưới 17% của năm 2018.

Cùng với đó, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 7,7%, bằng 33% GDP, thấp hơn mức 34,1% của năm 2018. Như vậy, nếu hiệu quả đầu tư của nền kinh tế không thể thay đổi cơ bản thì tăng trưởng của Việt Nam năm 2019 khó có thể cao hơn 2018.

mbs xuat hien tin hieu cho thay kinh te viet nam dang trong giai doan cuoi cua mot chu ky tang truong

Nguyên nhân thứ hai đến từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc khi mâu thuẫn giữa hai nước này sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng của cả hai. Khiến nhu cầu hàng hóa nhập khẩu giảm trong khi cả Mỹ và Trung Quốc đều là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Mặt khác, tỷ giá của Việt Nam vẫn đang neo giữ vào USD, trong khi giá trị của USD đang tăng lên, còn giá trị đồng tiền của các quốc gia đang phát triển cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Philipin đều đang giảm mạnh. Nếu so sánh với đồng tiền của các quốc gia này, mức độ giảm giá của VND so với USD sẽ thấp hơn, có nghĩa là chi phí sản xuất của Việt Nam sẽ cao hơn, dẫn tới giảm sức cạnh tranh.

mbs xuat hien tin hieu cho thay kinh te viet nam dang trong giai doan cuoi cua mot chu ky tang truong
Nguồn: MBS

Xem thêm

Quốc Thụy