|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tăng trưởng kinh tế đang dịch chuyển sang chiều sâu

17:09 | 10/10/2018
Chia sẻ
Bộ KH- ĐT đánh giá, tăng trưởng kinh tế đang dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn. 

Trong Báo cáo Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư công bố mới đây, Bộ này đưa ra đánh giá tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển: Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm; công nghiệp, dịch vụ tăng

Trong 3 năm đầu giai đoạn 2016 – 2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tăng lên đáng kể, đạt 42,18%. Năng suất lao động có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. Bình quân 3 năm 2016 – 2018 năng suất lao động tăng 5,62%, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,3%/năm của giai đoạn 2011 – 2015 và vượt mục tiêu tăng bình quân 5%/năm trong 5 năm 2016 – 2020.

tang truong kinh te dang dich chuyen sang chieu sau
Tăng trưởng kinh tế đang dịch chuyển sang chiều sâu, cơ cấu tỷ trọng ngành trong nền kinh tế đã thay đổi đáng kể. Ảnh minh họa.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 82,6% năm 2015 lên 84,3% năm 2018, tiến sát mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế không chỉ diễn ra ở các ngành kinh tế mà xu hướng chuyển đổi trong nội bộ ngành cũng diễn ra tích cực.

Về lĩnh vực công nghiệp thì chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần qua các năm. Công nghiệp hỗ trợ có bước phát triển quan trọng.

Công nghiệp ô tô đã có nền tảng, đang trở thành ngành công nghiệp quan trọng trong 5 năm tới. Khu vực dịch vụ được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm, nhất là sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt mức kỷ lục trong năm 2017, gần 13 triệu lượt khách và ước tính cả năm 2018 đón khoảng 16 triệu lượt khách.

Báo cáo cũng cho biết, lạm phát được kiểm soát thành công nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng và đề xuất các kịch bản điều hành giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, xăng dầu, điện… phù hơp trong từng giai đoạn. Mặt bằng giá hàng hóa tương đối ổn định, chỉ số giá tiêu dùng 3 năm đều đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Về tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 2 năm 2016 và 2017 đều vượt dự toán, tỷ lệ huy động NSNN bình quân 24-25% GDP (từ thuế, phí khoảng 21% GDP). Cơ cấu thu dịch chuyển tích cực, thu nội địa đạt 80% tổng thu cân đối. Dự kiến thu cân đối NSNN giai đoạn 2016 – 2018 đạt khoảng 3,7-3,8 triệu tỷ đồng, bằng 54 – 55% kế hoạch, bằng khoảng 89% tổng thu ngân sách giai đoạn 2011 – 2015.

Chi ngân sách 2 năm 2016 – 2017 đạt khoảng 34 – 35% kế hoạch, trong đó chi đầu tư phát triển đạt khoảng 53 – 54% kế hoạch.

Bội chi ngân sách năm 2016 và 2017 đều giảm so với dự toán về số tuyệt đối và bình quân tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa. Dự kiến đến cuối năm 2018, nợ công khoảng 61,4% GDP, nợ Chính phủ khoảng 51,9% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 49,9% GDP.

Về tỷ giá, lãi suất, đã ổn định và theo chiều hướng giảm dần, khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng được bảo đảm. Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại diễn biến trong biên độ cho phép, thoanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống tốt. Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2016, 2017 và 8 tháng đầu năm 2018 lần lượt là 18,25%, 18,24% và 8,18%. Kiểm soát chặt chẽ nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ đảm bảo phù hợp với chủ trương về hạn chế Đô la hóa trong nền kinh tế.

Bộ Kh-ĐT đánh giá, hệ thống các tổ chức tín dụng được củng cố, nợ xấu và các vấn đề yếu kém của hệ thống các tổ chức tín dụng đã cơ bản được xử lý, nợ xấu tiếp tục được kiểm soát, xử lý hiệu quả và duy trì lử mức dưới 3%. Fitch ratings và Moody’s đã lần lượt nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam vào tháng 3 và tháng 8 lên BB- và Ba3.

Cán cân xuất nhập khẩu chuyển dịch từ thâm hụt sang thặng dư và lần đầu tiên, xuất khẩu đạt trên 200 tỷ USD vào năm 2017. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016 – 2018 ước đạt 13,36%/năm, cao hơn mục tiêu kế hoạch 5 năm (10%). Quy mô các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, tập trung cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chuyển dịch theo chiều hướng tích cực như: giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, hàng hàng cần hạn chế nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lịa và nhập khẩu các mặt hàng cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu đều tăng.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành trong 3 năm 2016 – 2018 đạt 5.046,2 nghìn tỷ đồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm 2016 – 2020 bằng khoảng 32 – 34% GDP. Hiệu quả đầu tư có cải thiện, thể hiện qua chỉ số ICOR của nền kinh tế, tính chung cả giai đoạn 2016 – 2018 ở mức 6,32.

Mục tiêu GDP 2019 tăng 6,6 - 6,8%

Bộ KH- ĐT cũng dự báo, năm 2019 kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi các diễn biến kinh tế quốc tế. Căng thẳng thương mại, chiến tranh thương mại giữa các quốc gia, các nền kinh tế lớn diễn biến khó lường, kết hợp với các yếu tố rủi ro địa chính trị, xu hướng bảo hộ thương mại nội địa, chủ nghĩa dân túy… sẽ tác động tới các thể chế thương mại quốc tế (đa phương, khu vực và song phương), cấu trúc sản xuất, tình hình cung cầu, giá cả, chuối sản xuất klhu vực và thế giới, qua đó ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

tang truong kinh te dang dich chuyen sang chieu sau
Bộ KH-ĐT đưa ra mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 tăng khoảng 6,6 – 6,8% so với năm 2018.

Với quy mô kinh tế nhỏ, việc ứng phó với các biến động trong tương lai của Việt Nam có thể cũng sẽ gặp khó khăn hơn bởi dư địa tài chính, tiền tệ hạn hẹp. Tuy nhiên, với nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước hiện đang ổn định, quy mô dự trữ ngoại hối ở mức khá cao, niềm tin vào giá trị đồng Việt Nam được củng cố, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện và việc đẩy nhanh lộ trình cổ phần và bán vốn tại các DN nhà nước sẽ tạo điều kiện thu hút các dòng vốn đầu tư dài hạn vào Việt Nam, hạn chế bớt rủi ro rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn.

Về rủi ro khủng hoảng kinh tế chu kỳ 10 năm, Bộ KH-ĐT cho hay, trong các cuộc khủng hoảng chu kỳ trước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ khu vực tài chính, tiền tệ, bất động sản. Tuy niên, tình hình tài chính, tiền tệ của nước ta hiện nay vẫn trong tầm kiểm soát và được điều hành linh hoạt, thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt, mặt bằng lãi suất ổn định. Thị trường chứng khoán đã có bước điều chỉnh sau 1 thời gian tăng trưởng nống, thị trường bất động sản đã có sự hạ nhiệt sau khi Chính phủ có những chỉ đạo quyết liệt đối với các giao dịch nhà đất không đúng quy định, nhất là tại các khu vực dự kiến thành lập Khu hành chính – kinh tế đặc biệt, tín dụng cho bất động sản được kiểm soát hiệu quả…

"Những tín hiệu trên cho thấy ít có khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế chu kỳ, nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ các tín hiệu để sớm có giải pháp ứng phó kịp thời", Bộ KH-ĐT nhận định.

Bộ KH-ĐT cũng đưa ra dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2019. Theo đó, năm 2019 đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,6 – 6,8% so với năm 2018. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33 – 34% GDP. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-5%.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.