|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào FDI

11:10 | 10/10/2018
Chia sẻ
Theo dự báo của VEPR, tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ vào khoảng 6,84% và chủ yếu tới từ khu vực FDI. Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều của tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào khu vực vốn đầu tư nước ngoài.
vepr tang truong kinh te viet nam con phu thuoc qua nhieu vao fdi IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
vepr tang truong kinh te viet nam con phu thuoc qua nhieu vao fdi Gánh nặng nợ công 'đè' tăng trưởng kinh tế

Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng phụ thuộc ngày càng nhiều vào khu vực FDI

Trái với nhiều dự báo trước đó, GDP quý III/2018 của Việt Nam tăng trưởng tích cực 6,88%, cao hơn mức tăng của quý II/2018. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, ngành được coi là động lực chính của tăng trưởng - công nghiệp chế biến, chế tạo - tiếp tục tăng trưởng cao 12,9%. Với mức tăng trưởng tích cực 6,88% của quý III, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra hầu như chắc chắn sẽ thực hiện được.

Cùng với đó, VEPR dự báo mức tăng trưởng năm nay của Việt Nam sẽ vào khoảng 6,84%. Tuy nhiên, VEPR cũng cho rằng giá trị gia tăng tạo ra trong ngành này chủ yếu tới từ khu vực FDI. Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều của tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào khu vực vốn đầu tư nước ngoài.

Đánh giá về vấn đề này, ông Lê Đăng Doanh, Viện trưởng CIEM, cho biết, sự đóng góp của dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng do tiến trình tăng lãi suất của Fed và cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung.

Cuộc chiến thương mại leo thang giữa các nước lớn mang tới những thuận lợi và bất lợi khác nhau cho các nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung, kinh tế và thương mại toàn cầu sẽ giảm tốc khi các nước nền kinh tế dựng nên hàng rào thuế quan nhằm vào hàng hóa của nhau.

vepr tang truong kinh te viet nam con phu thuoc qua nhieu vao fdi

Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tiếp tục tăng mạnh

Quý III tiếp tục chứng kiến lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhiều bất thường so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số 24.501 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng tới 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 73.103 doanh nghiệp, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới không tăng lên nhiều, việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng cao bất thường thời gian gần đây khiến cho mục tiêu đạt một triệu doanh nghiệp vào năm 2020 càng trở nên không dễ dàng.

Đánh giá về vấn đề này, Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng số doanh nghiệp đăng ký tăng lên không cao, số lượng ngưng hoạt động lại tăng cao như báo cáo VEPR là do môi trường kinh doanh chưa được thực sự cải thiện. Theo khảo sát của bà, các doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh không cải thiện được nhiều và họ vẫn rất khó khăn khi tiếp cận vốn cũng như sự rắc rối trong các thủ tục chính sách.

Mặc dù số doanh nghiệp ngừng hoạt động gia tăng, tuy nhiên quy mô việc làm tạo mới trong quý III là điểm sáng trong tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Cụ thể, tính chung cả quý, có hơn 311 nghìn việc làm mới được tạo thêm, tăng tới 20% so với cùng kỳ.

Xét cho cùng, chất lượng của tăng trưởng kinh tế phải nằm ở số việc làm mới được tạo ra. Theo thành phần, tăng trưởng lao động ở khu vực nhà nước tiếp tục giảm 0,4%, trong khi ở khu vực ngoài Nhà nước và khu vực FDI đều ghi nhận mức tăng lần lượt là 2,7% và 3,7%.

Xem thêm

Quang Hưng