|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ngân hàng Thế giới: ghi nhận 3 cải cách nổi bật của Việt Nam

22:13 | 01/11/2018
Chia sẻ
Theo báo cáo “Môi trường kinh doanh 2019: đào tạo để cải cách” vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 31/10, Việt Nam đứng thứ 69 trong bảng xếp hạng với 3 cải cách nổi bật là thực thi hợp đồng, trả thuế và thành lập DN.
ngan hang the gioi ghi nhan 3 cai cach noi bat cua viet nam

Trong 25 nền kinh tế khu vực, có 2 nền kinh tế lọt vào nhóm 10 đứng đầu thế giới là Singapore (số 2) và Hồng Kông, Trung Quốc (số 4). Trung Quốc nằm trong nhóm 10 nước cải thiện nhanh nhất trên thế giới.

Năm qua, với kỷ lục 7 cải cách lớn trong một năm, Trung Quốc vươn lên vị trí 46 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Malaysia cũng cải thiện đáng kể khi lấy lại vị thế của mình trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, tăng 9 bậc lên vị trí 15.

Indonesia và Việt Nam đều thực hiện 3 cải cách nổi bật trong năm qua. Tại Indonesia, các cải cách nhằm giảm bớt quy trình thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và cải thiện tiếp cận tín dụng. Ở Việt Nam, các cải cách giúp thuận tiện hơn trong thực thi hợp đồng, trả thuế và thành lập doanh nghiệp.

Tại Philippines, các nhà đầu tư thiểu số được bảo vệ bằng cách tăng quyền và vai trò của cổ đông trong các quyết định của công ty lớn và làm rõ cơ cấu sở hữu và kiểm soát.

Trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Philippines đã đơn giản hóa quy trình đăng ký thuế và cấp giấy phép kinh doanh, nhưng tăng chi phí đăng ký thuế. Giao dịch qua biên giới được thực hiện khắt khe hơn, bằng cách tăng số lượng kiểm duyệt nhập khẩu, do đó tăng thời gian trung bình đối với thủ tục qua biên giới.

Cải cách ở các nước khác bao gồm, thực thi các hợp đồng dễ dàng hơn ở Mông Cổ do lệ phí nguyên đơn giảm và thành lập doanh nghiệp ở Đông Timor ít tốn kém hơn, do giảm yêu cầu đóng góp vốn tối thiểu.

Xếp hạng khu vực Đông Á Thái Bình Dương

ngan hang the gioi ghi nhan 3 cai cach noi bat cua viet nam

Nhìn nhận về những thứ hạng trên, bà Rita Ramalho - quản lý cao cấp nhóm chỉ số toàn cầu của WB cho rằng, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân. Trong báo cáo môi trường kinh doanh, các nền kinh tế khu vực thể hiện tốt ở các lĩnh vực cấp phép xây dựng và cấp điện.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn cần cải thiện thêm, chẳng hạn thực thi hợp đồng, cần áp dụng nhiều hơn các thực hành tốt của quốc tế, các hệ thống giải quyết tranh chấp thay thế và các tòa án thương mại chuyên biệt. 3/4 nền kinh tế khu vực không có tòa án thương mại chuyên biệt.

Hơn nữa, chi phí giải quyết tranh chấp thương mại trong khu vực trung bình là 47% của giá trị tranh chấp, so với 33% trên toàn cầu. Báo cáo cũng ghi nhận kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thể hiện tốt ở các lĩnh vực cấp phép xây dựng (xếp hạng trung bình 79), Cấp điện (79), và tín dụng (80).

Theo WB, trong số những cải cách được thực hiện trong khu vực năm qua, có 10 cải cách giúp thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn, 7 cải cách tạo thuận lợi cho quá trình cấp điện và 5 cải cách giúp việc xin giấy phép xây dựng dễ dàng và an toàn hơn.

Thời gian trung bình để thành lập doanh nghiệp trong khu vực đã giảm gần một nửa, xuống còn 28 ngày so với 50 ngày năm 2003và chi phí đã giảm đáng kể từ 59%, thu nhập bình quân đầu người năm 2003 xuống 19% như hiện nay.

Xem thêm

Minh Đức

Giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến bằng 75% hàng không là đắt hay rẻ?
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.