|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mất quá nhiều thời gian cho việc điều hành: Nỗi khổ của hàng nghìn doanh nhân

18:55 | 19/04/2018
Chia sẻ
Hoàng Đình Trọng, người từng huấn luyện hơn 15.000 chủ doanh nghiệp, khẳng định hàng nghìn doanh nhân Việt khổ sở vì mất quá nhiều thời gian cho việc điều hành hoạt động kinh doanh.
rui ro lon nhat cua doanh nghiep la phu thuoc vao nguoi lanh dao 51641 Khởi nghiệp phải chấp nhận rủi ro

Hoàng Đình Trọng, người sáng lập Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn PDCA, từng trải qua nỗi đau “mắc kẹt với doanh nghiệp của mình” khi anh khởi nghiệp lần đầu cách đây 10 năm với công ty TST. Ban đầu công ty chỉ có hơn 10 nhân viên nên anh điều hành rất dễ dàng. Ngay cả khi sự cố xảy ra, quá trình giải quyết diễn ra đơn giản và chóng vánh. Song khi số lượng người của công ty lần lượt tăng lên 20, 30 rồi 60, anh Trọng trở nên lúng túng trong hoạt động điều hành. Không có quy trình vận hành bài bản, anh thường xuyên phải xử lý các sự việc nhỏ lẻ, chạy theo từng lỗi của nhân viên.

"Bản thân tôi phải làm mọi việc - từ bán hàng, gặp người mua, vay tiền tới đòi nợ. Toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc vào tôi. Vì thế tôi rất sợ ốm, bởi nếu tôi ốm, chẳng ai có thể thay thế tôi để điều hành công việc.Đó là tình trạng chung của những doanh nghiệp phụ thuộc vào một ngôi sao. Khi ngôi sao đó ra đi, mọi việc sẽ ngưng trệ", anh Trọng bình luận.

rui ro lon nhat cua doanh nghiep la phu thuoc vao nguoi lanh dao 51641
Doanh nhân, giảng viên Hoàng Đình Trọng tập hợp kết quả nghiên cứu khắp thế giới của anh trong cuốn sách "Giải phóng lãnh đạo". Ảnh: Nhạc Dương

Mắc kẹt với chính công việc của bản thân, anh Trọng tìm mọi cách thoát ra nhưng không thể. Nhiệt huyết cùng sự nhẫn nại của anh giảm dần, còn những lời chỉ trích nhân viên tăng lên. Tình trạng kinh doanh sa sút dần và đỉnh điểm của nó là công ty nợ lương 6 tháng. Nhân viên của anh lần lượt thôi việc với tâm trạng chán chường, thậm chí nhiều người còn trách móc anh.

"Từ vị thế một ngôi sao, bỗng chốc tôi mất tất cả. Tôi luôn tự hỏi: Vì sao tôi làm việc chăm chỉ và tâm huyết mà phải nhận kết cục tồi tệ như thế?", Trọng tâm sự.

Trong giai đoạn khủng hoảng tinh thần và tài chính, Trọng gặp một doanh nhân Việt Nam điều hành một doanh nghiệp có tới 6.700 người, nhưng mọi hoạt động của họ diễn ra trơn tru và nhân viên luôn ngưỡng mộ người quản lý cấp trên. Lúc ấy Trọng hiểu anh đang có vấn đề về tư duy quản trị doanh nghiệp. Đình Trọng nhận thấy rằng, giống như anh, những chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề thường giỏi chuyên môn nhưng thiếu tư duy vận hành doanh nghiệp bài bản. Đó là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp phá sản trước sinh nhật lần thứ ba. Nhận thức đó thôi thúc anh nghiên cứu các doanh nhân và doanh nghiệp hàng đầu để rút ra bài học cho bản thân.

"Ra nước ngoài để nghiên cứu, tôi phát hiện gần 3.000 công ty trên thế giới đã tồn tại hơn 200 năm và họ đạt năng suất lao động rất cao. Ở Nhật Bản, rất nhiều doanh nghiệp đã kinh doanh hơn 700 năm và đang sử dụng hàng nghìn người lao động. Họ làm thế nào để có thể phát triển trường tồn đến vậy? Vì sao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của họ lớn đến vậy? Chẳng hạn, tỷ lệ đó của Facebook đạt 75%", Trọng đặt câu hỏi.

Sau khi Trọng tập hợp kết quả nghiên cứu của anh để viết thành cuốn sách "Giải phóng lãnh đạo", anh tổ chức những chương trình đào tạo dựa trên nội dung của cuốn sách. Bạn bè, người quen của anh đọc sách và nhận thấy nó có thể giúp họ giải quyết những vấn đề trong điều hành kinh doanh. Chỉ trong 3 năm, hơn 15.000 nhà quản trị doanh nghiệp đã tham gia chương trình "Giải phóng lãnh đạo" mà anh triển khai.

"Xuất phát từ tính thực tiễn của cuốn sách, tôi xác định một sứ mệnh của bản thân: Giúp các chủ doanh nghiệp vận hành doanh nghiệp một cách bài bản và tự động, xây dựng cơ chế vận hành chuyên nghiệp như các công ty của Mỹ để họ có thể thoát khỏi những việc vặt vãnh hàng ngày, tự giải phóng ra khỏi công ty. Chỉ khi không phải dành quá nhiều thời gian cho công ty, họ mới có thể tập trung cho tầm nhìn lớn hơn, cho các mối quan hệ và cho quá trình phát triển bản thân họ", anh nói.

Nhưng một vấn đề phát sinh với mô hình huấn luyện chủ doanh nghiệp xây dựng quy trình tự động hóa trong quản trị doanh nghiệp: Tỷ lệ người thành công vẫn thấp, bởi học viên không có điều kiện thực hành những kiến thức họ đã học.

"Lúc học, họ tỏ ra hào hứng và hừng hực khí thế. Nhưng sau khóa đào tạo, họ không hành động hoặc áp dụng kiến thức một cách hời hợt nên khó thành công. Ngoài ra, nhiều người bỏ cuộc ngay lập tức khi gặp trở ngại. Đó là một vấn đề", Trọng kể.

rui ro lon nhat cua doanh nghiep la phu thuoc vao nguoi lanh dao 51641
Hàng trăm doanh nhân gặp gỡ để kết nối trong sự kiện CEO 1000 do Công ty Đào tạo Tư vấn PDCA và tập đoàn CEO K35 tổ chức tại Hà Nội hôm 15/4. Ảnh: Nhạc Dương

Với tâm niệm "học phải đi đôi với hành", Trọng kết hợp với Hoàng Ngọc Gia Long, một doanh nhân đa năng, có chuyên môn sâu về công nghệ thông tin, tổ chức một cộng đồng mang tên "CEO 1.000". Mục tiêu của cộng đồng là kết nối 1.000 doanh nhân để kinh doanh trên thị trường quốc tế. Họ kết nối với nhau qua một ứng dụng mang tên Zeniius do Gia Long lập trình. Bắt đầu từ năm 2017, CEO 1000 tổ chức cuộc gặp thường niên để chia sẻ kinh nghiệm, kết nối, hỗ trợ nhau cùng phát triển, tạo thành cộng đồng doanh nhân lớn nhất cả nước.

"Rủi ro lớn nhất của một doanh nghiệp là phụ thuộc vào người đứng đầu. Một nhà lãnh đạo xuất chúng phải là người tạo ra doanh nghiệp không phụ thuộc vào họ hay bất cứ ngôi sao nào", Trọng nhắc lại.

Nhạc Dương