Mật độ bán lẻ tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các thành phố trong khu vực
Mặt bằng bán lẻ tập trung ở khu vực trung tâm với tỷ lệ cao 13% tại TP HCM, trong khi con số tương ứng tại Hà Nội chỉ là 2%. (Ảnh minh họa: Diễn đàn Doanh nghiệp) |
Thị trường bán lẻ Việt Nam xếp hạng 6 của thế giới
Báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản bán lẻ của ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, bán lẻ tại Việt Nam là một thị trường hấp dẫn khi xếp hạng 6 trên toàn thế giới theo Chỉ số phát triển bán lẻ năm 2017 của AT Kearney.
Việt Nam có nhiều tiềm năng cho ngành bán lẻ bởi hội tụ niềm tin khách hàng, sự bùng nổ của thương mại điện tử, tự do thương mại và hạ tầng cơ sở liên tục được nâng cấp và phát triển. Không những thế, mật độ bán lẻ tại Hà Nội và TP HCM hiện mới ở mức 0,26 và 0,12m2 bán lẻ/người, thấp hơn nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur.
Ông Matthew Powell cho rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa thị trường Hà Nội và TP HCM. Tại Sài Gòn, mặt bằng bán lẻ tập trung nhiều hơn và ổn định ở khu vực trung tâm (tỷ lệ 13%) với giá thuê cao hơn; còn tại Hà Nội, khu vực trung tâm chỉ cung cấp 2% tổng diện tích mặt bằng bán lẻ do quỹ đất hạn chế, giá đất cao và các công trình đều bị giới hạn chiều cao.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch kinh tế, dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của khách hàng, điều này thể hiện qua tỷ lệ mở rộng các ngành hàng bán lẻ khác nhau như thời trang bình dân đang là ngành hàng phát triển mạnh nhất, tiếp theo đó là các ngành hàng như rạp chiếu phim, giải trí và ẩm thực... Các doanh nghiệp bán lẻ đang dần nhanh nhạy hơn trong việc đáp ứng những nhu cầu thường nhật của khách hàng và đưa ra những mức giá phù hợp.
Chưa phải thời điểm để chủ đầu tư bất động sản bán lẻ “ăn mừng”
Để cạnh tranh, các dự án bất động sản bán lẻ mới cần phải đưa ra những thiết kế, tiện ích mới mẻ và sáng tạo để thu hút khách hàng như các tiện ích, công viên giải trí, thời trang thể thao, ứng dụng công nghệ mới hay không gian làm việc chung co-working..., Giám đốc Savills nói.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần lưu ý đến các vấn đề về chất lượng quy hoạch, thiết kế; chất lượng quản lý và marketing trung tâm thương mại, sự cạnh tranh từ các đơn vị bán lẻ nhỏ ở nhà phố, bán lẻ không chính thức và các hình thức thay thế bán lẻ...
Ông Powell đánh giá, thị trường bán lẻ Việt Nam đang nhiều tiềm năng nhưng chưa hẳn là thời điểm để các nhà phát triển bất động sản bán lẻ “ăn mừng”.
Hiện tại, các vị trí trung tâm có thể là giải pháp an toàn nhưng đòi hỏi chi phí cao hơn, trong khi khu vực mới nổi tuy có chi phí thấp hơn nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Thị trường mặt bằng bán lẻ tại các thành phố liên tục thay đổi, các dự án chất lượng cao hơn sẽ nhanh chóng soán ngôi các dự án đi trước, sẽ sai lầm khi giữ tư tưởng “cứ xây dự án thì khách thuê sẽ tìm đến”, chuyên gia Savills đánh giá.
Đại diện Savills đưa ra lời khuyên cho các nhà phát triển, chủ dự án bất động sản bán lẻ cần hoạch định dự án với tầm nhìn dài hạn, đánh giá mức độ cạnh tranh của thị trường trong tương lai và những thay đổi của thị trường bán lẻ sẽ ảnh hưởng thế nào đến dự án bất động sản của mình...
Thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội nóng trở lại sau khởi đầu trầm lắng
Quý 2/2017, tại thị trường Hà Nội có hai dự án mặt bằng bán lẻ mới gia nhập, cung cấp thêm gần 33.400 m2 mặt bằng bán ... |
BĐS bán lẻ TP HCM: Cung tăng - cầu giảm, vì sao giá thuê vẫn tăng?
Trong quý II, mặc dù nguồn cung BĐS bán lẻ TP HCM tăng, nhu cầu giảm nhẹ nhưng các chủ đầu tư vẫn tự tin ... |