|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Malaysia là một trong số nền kinh tế ít bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa và lạm phát tăng cao

01:00 | 25/05/2022
Chia sẻ
Báo cáo phân tích của Moody cho biết, Malaysia sẽ là một trong những nền kinh tế có lợi lớn từ giá hàng hóa tăng cao và sẽ ít phải trả giá hơn về mặt lạm phát vì nước này xuất khẩu nhiều hơn so với tiêu dùng trong nước.

Báo cáo phân tích của Moody cho biết, Malaysia sẽ là một trong những nền kinh tế có lợi lớn từ giá hàng hóa tăng cao và sẽ ít phải trả giá hơn về mặt lạm phát vì nước này xuất khẩu nhiều hơn so với tiêu dùng trong nước. Cụ thể, Malaysia, Colombia, Indonesia và Saudi Arabia là một trong số ít các nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ giá hàng hóa cao.

Trong một phân tích có tiêu đề “Quan điểm thị trường mới nổi: Suy thoái tăng trưởng”, nhà kinh tế cấp cao Jesse Rogers cho rằng đối với Colombia và Saudi Arabia mặt hàng chiến lược là dầu thô trong khi đối với Indonesia và Malaysia thì mặt hàng chiến lược của họ là dầu cọ, giá dầu đã tăng lên sau khi nguồn cung bị thiếu hụt nghiêm trọng dầu dầu hướng dương do Nga và Ukraine sản xuất.  

Theo ông Rogers, ở phần còn lại của các nền kinh tế mới nổi, lạm phát đang tăng cao hơn và các Ngân hàng Trung ương sẽ không từ bỏ cho đến khi nó được chế ngự. “Chính sách tiền tệ ở hầu hết các nước Mỹ Latinh hiện đang nằm trong tầm kiểm soát.

Và ngay cả ở Đông Nam Á, nơi lạm phát là một điều tương đối kỳ quặc, giá cả tăng cao đang diễn ra. Các Ngân hàng Trung ương đã bắt đầu hành động, với việc các thống đốc ngân hàng ở Philippines và Malaysia tăng lãi suất. Tiếp theo là Indonesia và Thái Lan".

Rogers cho biết các cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương cho thấy kỳ vọng lạm phát vẫn đang gia tăng, điều này có thể gây ra vấn đề nếu người tiêu dùng bắt đầu đưa ra yếu tố tăng giá để đòi hỏi mức lương cao hơn - điều chưa phổ biến, phần lớn là do thị trường lao động vẫn còn yếu.

Nhà kinh tế cấp cao nhận định tình hình có thể còn tồi tệ hơn ở châu Á mới nổi. Ông cho biết các nền kinh tế châu Á mới nổi đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi làn sóng biến thể Delta vào mùa hè năm ngoái và tổng sản phẩm quốc nội giảm trong quý II và quý III.

“Do sự cải thiện của thị trường lao động có xu hướng tụt hậu so với sự cải thiện của nền kinh tế nói chung, không phải là không hợp lý khi cho rằng thị trường lao động đang ở trong tình trạng kém vững chắc”.

Ông Rogers cho biết điều này có nghĩa là tất cả những gì tốt nhất mà thế giới mới nổi có thể hy vọng trong năm nay là suy thoái tăng trưởng. Nghĩa là, các nền kinh tế sẽ tăng trưởng, nhưng với tốc độ quá thấp khiến thị trường lao động không thể cải thiện hoặc đi vào chiều ngược lại.

Trong khi các nền kinh tế mới nổi ít phụ thuộc hơn vào chi tiêu của người tiêu dùng, phân tích cho biết trung bình, so với các đối tác của họ trong thế giới tiên tiến, người tiêu dùng chiếm một phần lớn hơn trong nền kinh tế so với trước đây và họ ngày càng có tầm quan trọng.

Ngay cả khi các Ngân hàng Trung ương quản lý để kiềm chế lạm phát - cho dù do gián đoạn chuỗi cung ứng và xung đột giảm bớt hay do các Ngân hàng trung ương sử dụng các biện pháp mạnh  - thì điều tốt nhất mà các thị trường mới nổi có thể hy vọng là tăng trưởng khiêm tốn với ít động lực trong công việc, báo cáo bổ sung.

Hằng Linh