|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Lý do Trung Đông đứng ngoài chiến dịch của Mỹ nhằm trừng phạt Nga

11:01 | 03/03/2022
Chia sẻ
Tất cả quốc gia Hồi Giáo và cả Israel đều không lên tiếng ủng hộ Washington trong cuộc đối đầu với Nga liên quan đến xung đột Ukraine.

Theo Asia Times, cộng đồng quốc tế đang chao đảo do căng thẳng leo thang giữa một bên là Mỹ cùng đồng minh NATO và phía bên kia là Nga. Căng thẳng này đang đẩy thế giới đến nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang với quy mô chưa từng thấy trong suốt thời Chiến tranh Lạnh.

Những “đồng minh đặc biệt” của Nga trong xung đột Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên trái) cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Cựu Tổng thống Iran Hassan Rouhani và năm 2019. (Ảnh: Adem Altan/AFP).

Điều đáng sợ là căng thẳng này đã trở thành một cuộc chiến tranh thật sự, trong khi đó sự ngầm phân biệt về chủng tộc và tôn giáo đang dần trồi lên tại thế giới phương Tây.

Những kênh truyền hình phương Tây công khai bàn luận vì sao chính sách mở cửa đón người tị nạn từ Ukraine lại là điều chắc chắn ở một quốc gia châu Âu.

Phóng viên phương Tây đã tranh luận nhiệt tình rằng những người tị nạn kia không phải là lũ “hạ nhân” từ những quốc gia Hồi giáo đến gõ cửa châu Âu để tìm kiếm nơi ẩn náu. Không, những người tị nạn từ Ukraine này theo Đạo Thiên chúa với mái tóc vàng và đôi mắt sáng.

Khi thời điểm khó khăn tới, lớp vỏ văn minh hiện đại mỏng manh của châu Âu bị lột trần. Và bản chất thực sự của con người nổi nên, với toàn bộ sự trần trụi. Bản chất này không hề liên quan đến giáo dục hay sự giàu có.

Chúng ta đã thấy kể cả ông António Guterres cũng đã thay đổi. Ông cư xử hệt như một người phương Tây tới từ Bồ Đào Nha và theo đạo Công giáo hơn là một vị Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc.

Sau ông Dag Hammarskjöld, ông Guterres là vị Tổng thư ký đầu tiên của Liên Hợp Quốc đối đầu với một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Hay nói đúng hơn, Tổng thư ký Guterres cùng với 1 thành viên Hội đồng Bảo an chống lại thành viên khác.

Ông Hammarskjöld đối đầu với Mỹ không phải vì lý do cá nhân, mà dựa trên những nguyên tắc và lý tưởng, trong khi đó, động cơ của ông Guterres lại mập mờ.

Thật tình cờ là sự đại diện đặc biệt của ông luôn ở những nơi mà lợi ích phương Tây bị ảnh hưởng, cho dù có là Myanmar, Somalia, Sudan, Afghanistan hay Venezuela.

Thế giới Hồi Giáo im lặng

Đương nhiên, ông Guterres sẽ khó mà phải chịu bi kịch như Tổng thư ký Hammarskjöld. Nhưng ông Guterres đã hạ thấp tổ chức của chính mình, nơi mà đa số nước thành viên không thuộc thế giới phương Tây.

Không hề có bất cứ quốc gia Hồi giáo nào lên tiếng ủng hộ Washington trong cuộc đối đầu với Nga, mặc dù nếu chẳng may Thế chiến III có xảy ra, chắc chắn những nước này sẽ bị ảnh hưởng.

Trung tâm của vấn đề nằm ở chỗ những nước Hồi giáo nghĩ cuộc chiến Ukraine đang diễn ra tương tự như Thập tự chinh, được tô hồng bằng những giá trị như “trật tự theo luật pháp”.

Đây là thứ mà các quốc gia Hồi giáo đã quá quen thuộc. Thế giới Hồi giáo nhận thấy các nước châu Âu đang trở lại bản tính hiếu chiến, đặc trưng của lịch sử phương Tây qua nhiều thế kỷ.

Những “đồng minh đặc biệt” của Nga trong xung đột Ukraine - Ảnh 2.

Hoàng tử Mohammed bin Salman và Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: Mikhail Klimentyev/Sputnik).

Nếu các báo cáo là đáng tin cậy thì Arab Saudi đã thẳng thừng từ chối yêu cầu cắt đứt liên minh năng lượng với Nga của chính quyền Tổng thống Biden. Liên minh này được biết đến với cái tên OPEC+, có nhiệm vụ điều tiết thị trường dầu trên toàn thế giới.

Các đối thủ của Arab Saudi như Iran hay Syria thậm chí còn công khai ủng hộ Nga. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra lời đề nghị giúp đỡ hòa giải giữa Nga và Ukraine, thậm chí còn có công trong việc tổ chức đàm phán tại Belarus.

Đồng minh bất ngờ của Nga

Thế nhưng, Israel mới là nước có động thái làm cả thế giới bất ngờ nhất. Israel ngăn Mỹ chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa Mái vòm sắt, thứ có thể thay đổi cục diện cuộc chiến tại Ukraine với mong muốn không phải đối đầu Nga.

Cả Washington và Tel Aviv đều giấu nhẹm chuyện này đi cho đến gần đây. Sau đó là yêu cầu từ chính quyền Biden, mong muốn sự hỗ trợ từ Israel để cùng đưa giải pháp cho tình hình Ukraine trước Hội đồng Bảo an. Israel từ chối. Mỹ đã bày tỏ rõ thái độ không thoải mái.

Sau đó, trong một hội thảo của Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow, đại sứ Israel được phía Nga hỏi liệu đất nước ông có biết tình hình đang diễn ra tại Ukraine không. Theo Nga, quyền lực tại Ukraine đang nằm trong tay những nhóm Tân Phát-xít, hoạt động với sự giúp sức từ phương Tây.

Chắc chắn là Israel phải biết rõ về tình hình hiện tại. Ukraine là một quốc gia đặc biệt với Israel. Tại nơi đó, vào tháng 9/1941, quân đội Đức Quốc xã, lính SS và cảnh sát Đức đã tiến hành một trong những cuộc thảm sát lớn nhất trong Thế chiến II.

Những “đồng minh đặc biệt” của Nga trong xung đột Ukraine - Ảnh 3.

Tù nhân Liên Xô lấp nấm mộ tập thể sau cuộc thảm sát Babyn Yar vào ngày 1/10/1941. Một quả tên lửa của Nga được cho là đã phá hủy đài tưởng niệm trong cuộc xung đột Ukraine đầu năm 2022. (Ảnh: Johannes Hähle).

Vụ thảm sát diễn ra ở khe nước Babyn Yar, nằm ngoài thủ đô Kiev. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Holocaust, “Đức liên tiếp tiến hành những vụ thảm sát tại Babyn Yar cho đến khi Hồng Quân kiểm soát lại Kiev vào năm 1943. Trong khoảng thời gian từ 1941 đến 1943, Đức hành quyết người Do Thái, Romania, Ukraine và tù nhân chiến tranh của Liên Xô”.

Ta sẽ không thể nào biết phản ứng của vị Đại sứ người Israel với hành động ngoại giao của Nga trong bữa tiệc. Nhưng Moscow đã chuẩn bị sẵn một sự bất ngờ khi Thủ tướng Israel Naftali Bennett điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin vào 27/2 đề nghị được đứng ra hòa giải trong vấn đề Ukraine.

Nga cho biết: “Ông Naftali Bennett đề nghị Israel đứng ra hòa giải, ngăn các hành động quân sự”.

Ông Putin đương nhiên thông báo vắn tắt cho ông Bennett về chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ Donbass. Đồng thời, ông Putin cũng giải thích rằng “Moscow sẵn sàng đàm phán với đại diện từ Kiev, mặc dù phía Ukraine cho đến nay vẫn có lập trường không nhất quán và chưa có động thái nào”.

Israel đang ở trong một tình huống khó khăn. Mỹ là đồng minh thân cận của Israel. Ông Bennett đã phải cẩn trọng để tránh những khác biệt quan điểm với chính quyền Biden trở thành tranh chấp.

Ở chiều ngược lại, Israel có quan hệ vô cùng đặc biệt với Nga. Cũng như Israel, Nga chịu nỗi đau lớn dưới bàn tay của những kẻ phát xít xâm lược. Trong Thế chiến II, hơn 20 triệu công dân Liên Xô đã mãi mãi nằm xuống.

Israel nhận thức rõ ràng rằng Nga vẫn cam kết chống lại chủ nghĩa phát xít trong lúc phương Tây không chỉ quay lưng và quyết định bước tiếp mà còn chấp nhận hệ tư tưởng phát xít đang nổi lên trong xã hội châu Âu, theo Asia Times.

Chắc chắn, sự liên quan của Đức với phe tân phát xít ở Ukraine là điều mà tình báo Israel phải biết. Nhưng Israel có thể tự mình làm gì? Một thực tế đau đớn sâu sắc đối với cả Israel lẫn Nga là trong hệ sinh thái chính trị phương Tây, tư tưởng phát xít đã không còn là điều đáng trách.

Điều thú vị là 2 trong 3 tôn giáo Abraham đang trở nên khó xử trước những lời khóc thương cho chiến tranh của thế giới Thiên chúa. Cuộc khủng hoảng Ukraine thực sự đã tạo nên những mối liên kết kỳ lạ.

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, đồng minh thân cận của Mỹ ở Tây Á cũng đã hai lần bỏ phiếu trắng trong những ngày gần đây khi Mỹ đề nghị lên án Nga tại Hội đồng Bảo an.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Quang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.