|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lượng tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp giảm sau 4 tháng tăng trưởng liên tiếp

17:24 | 20/09/2021
Chia sẻ
Số liệu từ NHNN cho thấy khoảng 25.900 tỷ đồng đã được các tổ chức kinh tế rút ra khỏi hệ thống trong tháng 7. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư ghi nhận tăng 1.250 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm sau 4 tháng tăng liên tiếp trước đó.

Ghi nhận tại thời điểm tháng 6, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã đạt mức khá cao là 4,78%. Mức gửi ròng của các tổ chức kinh tế trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 6 lên tới gần 400.000 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, cuối tháng 7, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,08 triệu tỷ đồng, tăng 4,25% so với đầu năm nhưng giảm khoảng 25.900 tỷ đồng so với tháng trước, tương ứng mức giảm 0,5%.

Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vào hệ thống trong tháng 7 tăng 1.250 tỷ đồng so với tháng trước, tăng 2,97% so với đầu năm, đạt 5,29 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 6, tiền gửi dân cư ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm là 2,94%.

Các doanh nghiệp rút gần 26.000 tỷ đồng tiền gửi khỏi hệ thống trong tháng 7 - Ảnh 1.

Nguồn: NHNN.

Theo báo cáo triển vọng nửa cuối năm 2021 trước đó, Công ty Chứng khoán VCBS nhận định doanh nghiệp và người dân sẽ có xu hướng rút tiền khỏi hệ thống, kéo theo áp lực huy động của các ngân hàng.

Cũng theo NHNN, tăng trưởng dư nợ tín dụng trong tháng 7 đang cao hơn đáng kể so với tăng trưởng tiền gửi. Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 9,8 triệu tỷ đồng, tăng 6,92% so với đầu năm.

Xét về tốc độ tăng trưởng so với đầu năm, ngành có dư nợ tín dụng tăng cao nhất là ngành công nghiệp với 9,95%. Theo sau là ngành thương mại với 8,71% và các hoạt động dịch vụ khác với 7,12%.

Các doanh nghiệp rút gần 26.000 tỷ đồng tiền gửi khỏi hệ thống trong tháng 7 - Ảnh 2.

Nguồn: NHNN.

Phương Nga

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.