Dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đang phản ánh phần nào tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy đến hết tháng 9, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 7 triệu tỷ đồng, tăng hơn 3,43%; tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,95 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm ngoái.
Trong số 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính (không bao gồm Agribank), BIDV đang tạm giữ vị trí quán quân về tiền gửi sau 9 tháng đầu năm với số dư hơn 1,87 triệu tỷ đồng. NCB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao nhất.
Cuối quý III, số tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ba ngân hàng BIDV, Vietcombank và VietinBank là gần 175.600 tỷ đồng, giảm 40% so với cuối quý trước.
Agribank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về số dư tiền gửi khách hàng trong nửa đầu năm 2024 trong khi nhóm cổ phần MB đang dẫn trước Sacombank, ACB, Techcombank. LPBank là ngân hàng có mức tăng trưởng tiền gửi cao nhất trong kỳ.
Nhiều ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất tiền gửi trong bối cảnh tín dụng ấm dần và người dân có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng trong những tháng đầu năm.
Tính đến thời điểm hiện tại, BIDV tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về huy động tiền gửi trong quý đầu năm. VPBank, Vietbank và VietABank là những ngân hàng thăng hạng trong bảng xếp hạng số dư tiền gửi.
Theo dự thảo thông tư thay thế Thông tư 06 và Thông tư 07, NHNN muốn cấm các TCTD khuyến mại dưới mọi hình thức trái quy định của pháp luật khi nhận tiền gửi.
Phó Thủ tướng yêu cầu việc lựa chọn Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đảm bảo công khai minh bạch, không xảy ra tình trạng xin cho và dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên cụ thể.