|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lượng siêu thị giảm, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm

16:41 | 05/08/2020
Chia sẻ
Sự tiện lợi cho khách hàng khiến siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi liên tục tăng trưởng trong khi số siêu thị lại giảm từ đầu năm.

Quí II là giai đoạn giãn cách xã hội tại Việt Nam. Chính vì thế, thói quen người tiêu dùng cũng thay đổi. Từ đó, ngành tiêu dùng - bán lẻ cũng thực hiện những điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng. 

Một điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng trong các phân ngành bán lẻ 6 tháng đầu năm đều giảm so với cùng kì trước đó. Theo báo cáo của BSC, hai phân ngành có tốc độ tăng trưởng tốt nhất là lương thực, thực phẩm (7%) và trang thiết bị gia đình (5%). Tốc độ tăng trưởng trong năm 2019 của hai phân ngành lần lượt là 13% và 12,1%.

Lượng siêu thị giảm, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Tốc độ tăng trưởng các phân nhóm hàng hóa tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm đều thấ hơn so với cùng kì năm trước. Ảnh: BSC.

Ngược lại, các phân ngành như may mặc (-1,2%), phương tiện đi lại (-3,5%) và giáo dục (-6%) đạt mức tăng trưởng âm. Đây đều là những ngành đạt tốc độ tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm 2019 (10%-11%).

Ngoài ra, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng dần chuyển dịch từ tại chỗ sang trực tuyến, chủ yếu vì tâm lí hạn chế đến nơi đông người, tiết kiệm thời gian và giá rẻ hơn.

Đối với kênh mua sắm offline, báo cáo của BSC chỉ ra rằng Việt Nam hiện có 296 siêu thị, giảm 12% so với cùng kì năm trước, chủ yếu do tập đoàn Vingroup bán chuỗi Vinmart. Trong khi đó cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini lại tăng trưởng mạnh (thêm gần 4.000 cửa hàng tính từ đầu năm) nhờ tính tiện lợi cho khách hàng.

Lượng siêu thị giảm, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Lượng cửa hàng tiện lợi tăng trưởng mạnh kể từ đầu năm. Ảnh: Tiểu Phượng

Điểm đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng chuỗi cửa hàng tiện lợi tập trung ở các khu vực khác (259% so với cùng kì năm trước) trong khi mức tăng tại Hà Nội và TP HCM chỉ lần lượt đạt 41% và 7%.

"Các doanh nghiệp đang tấn công vào các khu vực cấp 2 và 3 như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Miền Trung để tìm động lực tăng trưởng mới. Ngược lại, mức độ mở rộng ở TPHCM và Hà Nội hiện đang chậm hơn do cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ ngoại như Circle K, GS25", BSC kết luận.

Tiểu Phượng