|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Louis Dreyfus giành lại thị phần cà phê Robusta tại sàn ICE châu Âu

14:57 | 29/11/2018
Chia sẻ
Louis Dreyfus Company (LDC) đang giành lại quyền sở hữu lượng lớn cà phê Robusta trên sàn giao dịch châu Âu ICE Futures Europe, theo Reuters, động thái này mang lại lợi thế cho công ty trên thị trường tương lai ở London.
 

louis dreyfus gianh lai thi phan ca phe robusta tai ice chau au

Theo dữ liệu của Intercontinental Exchange (ICE), khoảng 38.400 tấn cà phê Robusta đã được thầu cho các hợp đồng cà phê tương lai giao tháng 11/2011 kể từ khi bắt đầu thời hạn giao hàng. Một số nguồn tin cho biết, Dreyfus, từng là một “ông lớn” trên thị trường cà phê, là nhà thầu chính thu mua cà phê Robusta cho tới nay.

Việc kiểm soát các kho dự trữ cà phê mang lại cho nhà giao dịch thế chủ động khi giao dịch với các đối thủ đang thiếu nguồn cung cà phê - một lợi thế mà Dreyfus đã áp dụng thành công trong quá khứ. Các nguồn tin cũng cho hay, Dreyfus đã chiếm một phần đáng kể trong tổng số 11.720 tấn cà phê chưa được giao theo hợp đồng giao tháng 11, hết hạn vào ngày 26/11.

Tổng cộng lượng cà phê đã được thầu trong tháng giao hàng hiện nay chiếm 48% dự trữ cà phê được chứng nhận tại ICE.

Dreyfus cũng được cho là đã phân phối một lượng lớn trong tống số 33.360 tấn cà phê conillon Brazil tới các kho của sàn giao dịch gần đây, tiếp tục củng cố vị thế nắm giữ dự trữ cà phê của công ty này.

Cà phê cũng cần phải thông qua quá trình phân loại trước khi đủ tiêu chuẩn thầu trên sàn giao dịch.

Vào tháng 5 vừa qua, Dreyfus đã cung cấp lượng lớn cà phê có chứng nhận trên sàn trước khi thay đổi quy định khiến giá cà phê giao sau trở nên đắt đỏ hơn.

Nhà giao dịch Thụy Sĩ Sucafina đã lấy lại phần lớn lượng dự trữ cà phê có chứng nhận vào thời điểm đó, tốn một khoản chi phí ban đầu nhưng vẫn bị ảnh hưởng vì mức chênh giao dịch so với thị trường giao ngay.

Vào tháng 7, mức chênh thị trường giao ngay tăng vọt lên trên 100 USD/tấn, khiến ICE phải can thiệp để hạn chế sự chênh lệch này. Louis Dreyfus và Sucafina đã không phản hồi trước các yêu cầu bình luận.

Các nguồn tin thương mại nhấn mạnh sự thay đổi gần đây về xu hướng giá tương lai đã khiến chi phí thầu lại các lượng dự trữ cà phê có chứng nhận ít đắt đỏ hơn, mở ra cơ hội cho Louis Dreyfus.

Làn sóng cà phê conillon Brazil sang châu Âu đã giúp tăng cường lượng dự trữ từ mức thấp nhất trong nhiều năm, và xóa bỏ mức chênh lệch giá đã thống trị cấu trúc thị trường nhiều tháng qua.

Giá cà phê Robusta giao ngay tháng 11 có mức chiết khấu 11- 33 USD/tấn so với hợp đồng giao tháng 1. Tuy nhiên, mức chênh giá này vẫn chưa hoàn toàn bù đắp được chi phí lưu kho của cà phê có chứng nhận.

Dreyfus cũng sở hữu hàng loạt kho cà phê chứng nhận trên khắp châu Âu, bao gồm 4Stox và Molenbergnatie, điều này cũng có thể giúp giảm chi phí lưu kho.

Bất chấp dự báo nguồn cung dồi dào trong tương lai, sự chênh lệch lớn về giá cà phê vẫn tiếp tục khiến cà phê Robusta Việt Nam quá đắt để xuất khẩu sang châu Âu. "Những gì bạn sẽ nhận được là một loại “cà phê trộn” ngon hơn mà giá rẻ hơn so với các loại cà phê khác", Reuters trích dẫn nguồn tin.

Tuy nhiên, nguồn cung của cà phê conillon Brazil dồi dào trong các kho dự trữ cũng gây nên những bất lợi, vì loại cà phê này không được sử dụng rộng rãi bởi các nhà rang xay châu Âu do hương vị đặc biệt của nó.

Lần cuối cùng các lô cà phê conillon được vận chuyển đến châu Âu là năm 2015. Lượng cà phê này chất đống trong các kho cà phê có chứng nhận nhiều năm cho đến khi mức chiết khấu của nó đủ hấp dẫn để có thể đưa ra thị trường.

Ngọc Ánh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.