|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lãi ròng PAN tăng 31% trong quý II nhờ đơn hàng phục hồi

17:25 | 25/07/2024
Chia sẻ
Lợi nhuận của PAN phục hồi mạnh trong quý II. Trong nửa cuối năm nay, PAN kỳ vọng thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi, không chỉ ở đơn hàng mà cải thiện về giá, đi kèm với việc thu hoạch vụ tôm tự nuôi trong quý III.

Theo báo cáo tài chính quý II của CTCP Tập đoàn PAN (Mã: PAN), doanh thu hợp nhất đạt 3.380 tỷ đồng, tăng trưởng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong đó, doanh thu lĩnh vực nông nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 26% so với cùng kỳ, trong khi lĩnh vực thủy sản và thực phẩm đóng gói tăng trưởng lần lượt 20% và 14%.

 

Kết quả kinh doanh của Tập đoàn PAN quý II/2024 và 6T/2024

Chỉ tiêu

QII/2024

QII/2023

% so với kỳ năm ngoái

6T/2024

6T/2023

% so với kỳ năm ngoái

Doanh thu thuần

3.378

2.778

22%

6.839

5.309

29%

Lợi nhuận trước thuế

256

187

37%

456

315

43%

Lợi nhuận sau thuế

201

160

26%

370

263

39%

LNST về CĐ Công ty mẹ

85

65

31%

169

102

61%

 

Doanh nghiệp cho biết động lực của lĩnh vực thủy sản đến từ sự phục hồi đơn hàng xuất khẩu cùng với tình hình lạm phát và sức mua được cải thiện tại các thị trường Mỹ, châu Âu. Mảng này chiếm khoảng 41% doanh thu của tập đoàn.

 Số liệu: PAN (H.Mĩ tổng hợp)

Trong khi đó, tăng trưởng doanh thu nông nghiệp tiếp tục đến từ CTCP Khử trùng Việt Nam VFC (Mã: VFG) với việc tiếp tục chiếm lĩnh thị phần thuốc bảo vệ thực vật từ các đối thủ cạnh tranh. 6 tháng đầu năm 2023, đối tác Syngenta tiếp tục hợp tác với VFC ở các sản phẩm mới, qua đó công ty ngày càng mở rộng được bộ sản phẩm và năng lực canh tranh trên thị trường. 

Ở mảng thực phẩm đóng gói, Bibica (Mã: BBC) đẩy mạnh kênh xuất khẩu và đây là yếu tố đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh, khi doanh số xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng trưởng trên 50% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý II đạt 201 tỷ, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 85, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Lợi nhuận theo từng lĩnh vực kinh doanh (đơn vị: tỷ VND)

Lợi nhuận

QII/2024

QII/2023

% so với kỳ năm ngoái

6T/2024

6T/2023

% so với cùng kỳ năm ngoái

Nông nghiệp

223

189

18%

377

316

19%

Thủy sản

121

107

13%

191

168

14%

Thực phẩm đóng gói

31

16

94%

65

28

132%

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất

256

187

37%

456

318

43%

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất

201

160

26%

370

267

39%

LNST về CĐ Công ty mẹ

85

65

31%

169

105

61%

 

 

Luỹ kế nửa đầu năm nay, PAN đạt doanh thu thuần hợp nhất 6.842 tỷ đồng, tăng 29% so với 6 tháng đầu năm 2023. Lãi sau thuế hợp nhất đạt 370 tỷ, tăng 39% so với 6 tháng đầu năm 2023. Trong đó, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 61% so với cùng kỳ lên 169 tỷ đồng. 

Trong nửa cuối năm nay, PAN kỳ vọng thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi, không chỉ ở đơn hàng mà cải thiện về giá, đi kèm với việc thu hoạch vụ tôm tự nuôi trong quý III. Tập đoàn kỳ vọng lĩnh vực thủy sản sẽ có nhiều thuận lợi và bứt phá trong mùa cao điểm quý III và đặc biệt quý IV năm 2024.

Trong nửa đầu năm nay, giá bán chưa cải thiện nhiều khiến lợi nhuận của Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) chỉ tăng 10% dù doanh thu tăng 32%.

Lĩnh vực thực phẩm đóng gói, cụ thể là mảng bánh kẹo sẽ tiếp tục đẩy mạnh được xuất khẩu sau các hợp đồng ban đầu với khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Liên quan đến kế hoạch mua bán, sáp nhập thêm (M&A) các công ty mới trong tương lai, chia sẻ tại ĐHĐCĐ hồi tháng 4, Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng cho biết hiện tại ông chưa nhìn thấy cơ hội M&A nào tiềm năng.

Ông cho biết các thương vụ M&A trước đây của tập đoàn là nhằm chuẩn bị cho hệ sinh thái để đầu tư cho ngành nông nghiệp.

"Chúng tôi làm khác so với các công ty nông nghiệp còn lại. Chúng tôi xây dựng thị trường và M&A các công ty nông nghiệp tốt để về chung một tập đoàn. Nếu chúng ta dùng tiền để M&A mãi thì không tận dụng được nguồn lực. Đến bây giờ PAN vẫn đang đúng", ông nói. 

Ông khẳng định, tập đoàn sẽ chỉ tập trung vào 3 mảng là nông nghiệp, thuỷ sản và thực phẩm đóng gói. Trường hợ có công ty nông nghiệp nào phù hợp với tiêu chí của PAN thì tập đoàn sẽ quan tâm.

 

H.Mĩ

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.