|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lợi ích kinh tế và chiến lược gắn kết Mỹ với châu Âu

07:00 | 24/11/2018
Chia sẻ
Từ khi cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục uy hiếp các đồng minh châu Âu, cả trong vấn đề quốc phòng và thương mại. tuy nhiên, gần 2 năm qua, Mỹ vẫn rất gắn bó với Lục địa già.
loi ich kinh te va chien luoc gan ket my voi chau au Oxford Economics: Kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc, Fed tăng 3 lần lãi suất
loi ich kinh te va chien luoc gan ket my voi chau au Bức màn sắt kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc
loi ich kinh te va chien luoc gan ket my voi chau au
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Trump đến thủ đô Paris của nước Pháp dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất trong lúc nhiều người đặt câu hỏi "nếu chẳng may châu Âu bị xâm chiếm, liệu Washington có điều quân bảo vệ các đồng minh như từng làm trong hai cuộc đại chiến của thế kỷ XX hay không?". Phát biểu với báo Le Figaro (Pháp), Cố vấn An ninh Nhà Trắng John Bolton khẳng định “Có”.

Ngay trước khi bước vào Nhà Trắng hồi tháng 1/2017, Tổng thống Trump đã yêu cầu các đối tác châu Âu đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và phải tự lực về mặt quân sự. Trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông vẫn giữ nguyên lập trường ấy, đòi các đối tác châu Âu tăng ngân sách quốc phòng.

Chẳng những thế, Washington còn chơi đòn “chia để trị”: thân thiện với nước Anh sắp rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), dùng chiêu bài kinh tế để thuyết phục một số nước Đông Âu đang bất bình với những áp đặt của trục Pháp-Đức...

Vài giờ trước cuộc hội kiến với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Donald Trump đã tung một tin nhắn trên Twitter để “đánh phủ đầu”, lên án Paris muốn thành lập một liên minh quân sự châu Âu để “chống lại Mỹ”.

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn mối quan hệ giữa Mỹ và Lục địa già trong 1 thế kỷ qua, phần lớn giới phân tích cho rằng tuy có những bất đồng, nhưng Mỹ không thực sự rời xa châu Âu.

Đúng 1 thế kỷ trước, khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, 2 triệu lính Mỹ đã có mặt trên đất Pháp, 2 triệu lính khác đang chuẩn bị lên đường nếu cuộc chiến tiếp diễn. Mỹ tuy chỉ tham gia muộn màng trong cuộc Chiến tranh Thế giới giai đoạn 1914-1918, nhưng lại giúp cho phe đồng minh đạt được chiến thắng sau cùng. Chiến tranh chấm dứt, châu Âu bị tàn phá, kiệt quệ về nhân lực, nhất là về mặt tài chính, thì nước Mỹ trở thành chủ nợ chính của châu Âu.

Cũng kể từ năm 1918, không ai nghi ngờ sức mạnh kinh tế, công nghiệp của Mỹ. Trên phương diện chiến lược, qua hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ XX, nước Mỹ đã trở thành một điểm tựa của châu Âu. Là một doanh nhân thành đạt, là một người có đầu óc thực tế, ông Trump không quên rằng giúp châu Âu trong thế kỷ XX, Mỹ được nhiều hơn mất.

Mặc dù đưa ra những phát biểu tưởng chừng có thể đẩy quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và châu Âu vào một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu, song chính quyền Trump vẫn không quay lưng lại với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thậm chí, ông Trump còn coi sáng kiến của Paris muốn châu Âu thoát khỏi "cái bóng" của nước Mỹ là một “sự sỉ nhục”. Về mặt kinh tế, Nhà Trắng tạm thời đấu dịu với EU trong cuộc đọ sức thương mại.

Một chuyên gia về quan hệ quốc tế được báo Le Figaro dẫn lời cho rằng thật ra chính sách của Mỹ với châu Âu không thay đổi gì nhiều. Không chỉ có ông Trump mà ngay người tiền nhiệm của ông là Tổng thống Barack Obama cũng từng yêu cầu các đồng minh ở bên này bờ Đại Tây Dương tăng ngân sách phòng thủ, trong lúc các nước châu Âu đua nhau cắt giảm chi phí quân sự.

Có điều, như Phó Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược của Pháp Jean Pierre Maulny đã nói, Mỹ muốn châu Âu tăng ngân sách quốc phòng để mua vũ khí của Mỹ nhiều hơn. Chính quyền Obama trong nhiệm kỳ thứ hai đã khá rõ ràng trong mục tiêu đó. Ông Trump cũng theo đuổi mục tiêu đó, nhưng bằng những lời lẽ kém ngoại giao hơn so với người tiền nhiệm.

Chính vì nắm bắt được dụng ý của Washington mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi tiếp đồng nhiệm Mỹ đã tuyên bố rằng Điện Elysée chia sẻ quan điểm với Nhà Trắng, rằng châu Âu cần phải tăng ngân sách phòng thủ, phải đóng góp nhiều hơn cho an ninh của chính mình.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Pháp trên đài truyền hình CNN đã nhấn mạnh rằng “tôi không muốn các nước châu Âu tăng ngân sách quân sự để mua vũ khí, mua trang thiết bị của Mỹ hay của một quốc gia nào khác”.

Xem thêm