|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính
[ Live ]

ĐHĐCĐ Vietcombank: Thu về 2.800 tỷ đồng từ hoạt động bancassurance với FWD trong quý I

09:24 | 23/04/2021
Chia sẻ
Sáng nay (23/4), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 tại Hà Nội.
z2449798112307_4ec564dcb08d0b92846ff1cd2cad965a.jpg

Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông Vietcombank. (Ảnh: Quốc Thụy)

Tăng vốn lên hơn 50.401 tỷ đồng

Tại đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ bao gồm hai cấu phần.

Thứ nhất, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 1,024 tỷ cổ phiếu (tương đương 27,6%) để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019. Sau phát hành, vốn điều lệ thêm 10.236,5 tỷ đồng lên hơn 47.325 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cấu phần thứ hai là phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của Vietcombank sau khi phát hành cổ phiếu chia cổ tức. Khối lượng phát là 307.614.295 cổ phiếu (khối lượng chào bán có thể điều chỉnh tùy theo vốn điều lệ tại thời điểm phát hành).

Trong đó, phát hành cho đối tác chiến lược Ngân hàng Mizuho để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% (dự kiến hơn 46,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành) trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho; phát hành cho các nhà đầu tư khác có thể gồm cả Mizuho dự kiến gần  261,5 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành. .

Sau khi hoàn tất phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm 3.076 tỷ đồng lên hơn 50.401 tỷ đồng

Thời gian thực hiện trong năm 2021 và tiếp tục trong năm 2022 nếu chưa hoàn thành. Giá phát hành sẽ không thấp hơn bình quân giá đóng cửa của 10 phiên gần nhất trước ngày nhà đầu tư thông báo mua. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Trong trường hợp Ngân hàng Mizuho thực hiện mua cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu tại Vietcombank lên 20%, đối tác chiến lược này sẽ có quyền đề cử thêm một ứng cử viên vào HĐQT trên cơ sở được NHNN chấp thuận.

Nói về lý do tăng vốn, Vietcombank cho biết, tháng 1/2019, ngân hàng đã hoàn thành phát hành tương đương 3% vốn điều lệ (tỷ lệ sau khi phát hành) cho nhà đầu tư nước ngoài GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho, mang lại nguồn thặng dư gần 5.000 tỷ đồng. Sau phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng lên hơn 37.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Vietcombank mới hoàn thành được 1/3 kế hoạch tăng vốn đã xác định theo phương án phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài được NHNN phê duyệt đầu năm 2018. Hiện tại, vốn điều lệ của Vietcombank đang thấp hơn khoảng 21.000 tỷ đồng so mức kế hoạch tại phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt tương ứng cho năm 2020.

Mặt khác, việc tăng quy mô vốn điều lệ cũng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động.

Do đó, Vietcombank cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược.

Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của ngân hàng cho ngân sách nhà nước.

Lợi nhuận hợp nhất dự kiến tăng 11%

Về kế hoạch kinh doanh năm 2021, theo báo cáo của ban quản trị, Vietcombank đặt mục mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 11%, (ước đạt 25.585 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 25.000 tỷ đồng (có điều chỉnh theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính). 

Tổng tài sản mục tiêu tăng 5%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 7%, Tín dụng tăng 10,5%. Ngân hàng kiểm soát nợ xấu dưới 1%. Vietcombank cũng dự kiên trả cổ tức 2021 tỷ lệ 8%.

Ban lãnh đạo ngân hàng đề xuất ĐHĐCĐ giao Hội đồng quản trị quyết định và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2021 phù hợp với tình hình dịch COVID-19 và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quốc Thụy

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.