|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHĐCĐ MB: Chưa có ý định thoái vốn công ty con, dự chia cổ tức 35% bằng cổ phiếu

10:00 | 27/04/2021
Chia sẻ
Tại ĐHĐCĐ năm 2021, MB trình cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ từ 27.987 tỷ đồng lên 38.676 tỷ đồng thông qua ba phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ và phát hành cổ phiếu ESOP.
ĐHĐCĐ MB: Chia cổ tức 35% bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 38.676 tỷ đồng - Ảnh 1.

Khung cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2021 của MB. (Ảnh: Lê Huy).

Sáng nay (27/4), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - Mã: MBB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 tại Hà Nội.

Tại đại hội, lãnh đạo ngân hàng trình cổ đông thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt khoảng 13.200 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước.

Tổng tài sản kế hoạch tăng khoảng 11%. Tăng trưởng tín dụng dự kiến từ 10 - 11% theo giới hạn được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tăng trưởng huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu kiểm soát dưới 1,5%.

ĐHĐCĐ MB: Chia cổ tức 35% bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 38.676 tỷ đồng - Ảnh 1.

Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của MB. (Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ MB).

Ngoài ra, MB cũng trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ từ từ 27.987 tỷ đồng lên 38.676 tỷ đồng thông qua ba phương án: chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ và chào bán cho cán bộ nhân viên.

Đầu tiên, ngân hàng dự kiến tăng vốn từ 27.987 tỷ đồng lên 37.782 tỷ đồng bằng trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%.

Tiếp đó, MB sẽ chào bán riêng lẻ khoảng 70 triệu cổ phiếu. Đối tượng phát hành riêng lẻ cần thoả mãn tiêu chí là nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ có khả năng và sẵn sàng hợp tác nhằm tạo hệ sinh thái số.

Một số nhà đầu tư được MB lựa chọn như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel (dự kiến chào bán tối đa 43 triệu cp) ; Công ty TNHH Nhà nước MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel (chào bán tối đa 27 triệu cp) và các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khác.

Mức giá chào bán sẽ được thoả thuận và không thấp hơn giá trị sổ sách tại báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất. Cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo thoả thuận và quy định của pháp luật.

Sau khi phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của MB dự kiến đạt 38.482 tỷ đồng.

Cuối cùng, ngân hàng kế hoạch phát hành 19,24 triệu cổ phần bằng mệnh giá (10.000 đồng/cp) cho các cán bộ chủ chốt và nhân viên tài năng của MB. Qua đó, tăng vốn thêm 192,4 tỷ đồng.

Với số vốn tăng thêm dự kiến là 10.688 tỷ đồng, MB sẽ trích 4.783 tỷ để bổ sung vốn đầu tư tăng năng lực và 5.905 tỷ để bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác.

Phần thảo luận đại hội:

Xin ban lãnh đạo ngân hàng chia sẻ thêm về kế hoạch phát triển 5 năm tới?

Trong năm 2021, Ngân hàng sẽ kết thúc chiến lược 5 năm, quy mô tổng tài sản, lợi nhuận… đều vượt kế hoạch. “Chúng tôi đang lên kế hoạch 5 năm sắp tới, chúng ta sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn, gôm 1 ngân hàng và 6 cty thành viên”, ông Lê Trung Thái nói.

Chúng ta tận dụng tối đa khả năng tăng trưởng thị phần. Theo ông, với tốc độ tăng trưởng trung bình 20 – 25%/năm như hiện tại, trong năm 2022, quy mô MB có thể đạt 2 tỷ USD thậm chí nếu tận dụng đc cơ hội, ngân hàng sẽ có cơ hội tăng trưởng tài sản tốt hơn. 

Tại sao chúng ta tăng vốn điều lệ năm nay là 35%?

Trong năm nay, chúng tôi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%. Việc tăng vốn sẽ giúp chúng ta có khả năng phát triển nhanh hơn, cải thiện năng lực tài chính của ngân hàng. CAR của MB đang ở mức 10,5%. Bên cạnh đó, cũng theo chủ trương của NHNN, yêu cầu các ngân hàng tăng cường nguồn lực tài chính, bao gồm cả vấn đề tăng vốn.

MB chưa có ý định thoái vốn công ty con

Ông Lưu Trung Thái: MB không có chủ trương thoái vốn ở công ty con. Còn lại, có 2 công ty thành viên đang ráo riết tìm đối tác chiến lược. Doanh thu các công ty thành viên xấp xỉ 13.000 tỷ, lợi nhuận tăng gần 19%. Năm 2020, MB Ageas đã có lãi, lợi nhuận khoảng 265 tỷ đồng. MB Ageas bước sang năm thứ 4 đã có lãi, so với mức trung bình 7 năm của các cty bảo hiểm nhân thọ khác.

Tỷ lệ cho vay bất động sản của MB là bao nhiêu?

Ông Lưu Trung Thái: Cơ cấu tín dụng Cho vay kinh doanh BĐS là 3,3%, quý I tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong nhóm thấp. Trong năm 2021, Mb dự kiến thiết kế phần cho vay tiêu dùng đến cá nhân ở mức 5%. Còn cho vay các nhân ở mức 36%.

Tác động thông tư 03 đến ngân hàng như thế nào? 

Đến cuối năm 2020, dư nợ cơ cấu của MB là 3.400 tỷ. "Trong năm 2020 chúng tôi đã cơ cấu 9.000 tỷ đồng dư nợ, thì trong đó có khoảng 7.000 tỷ cơ cấu thành công, hiện còn lại 2.000 tỷ. Do đó, tác động thông tư 03 là không quá lớn", ông Thái cho biết.

Tỷ lệ CASA của MB là bao nhiêu? 

MB dự kiến mục tiêu duy trì CASA 36% trong năm 2021. MB không hy vọng lấy được vốn rẻ khi mà đầu tư cũng như tiết kiệm của người dân ngày càng thông minh hơn. 

Xin ông chia sẻ về chiến lược phát triển ngân hàng trong thời gian tới?

Tại thị trường phía Nam, hiện chúng ta có 108 điểm kinh doanh. Chiến lược phát triển quy mô Ngân hàng tại TPHCM tăng từ xấp xỉ 34%/tổng dư nợ tại thời điểm hiện tại tăng lên 45%. Năm 2020, Ngân hàng đã đề xuất tìm kiếm các cơ hội phát triển tại TPHCM. Hiện tại, đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Trụ sở Lê Văn Lương hiện chưa có quyết toán, dự kiến sẽ quyết toán trong quý III nhưng sẽ xoay quanh 1.800 tỷ đồng.




Lê Huy