|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHĐCĐ BIDV: Điều chỉnh giảm lãi 2019 còn 10.300 tỉ đồng do trích lập dự phòng, phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank

09:29 | 26/04/2019
Chia sẻ
Năm 2019, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.300 tỉ đồng, giảm so với mức 10.500 tỉ đồng đã công bố trước đó. Đồng thời, bầu Vụ trưởng Vụ Thanh tra NHNN vào HĐQT, tăng vốn điều lệ lên 40.220 tỉ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank.

Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2019

Kết quả, cổ đông đã thông qua toàn bộ các tờ trình trong đại hội.

THẢO LUẬN:

Nợ xấu sau kiểm toán tăng so với trước, điều này có ảnh hưởng gì đến lợi nhuận ngân hàng hay không?

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV: Nợ xấu sau kiểm toán tăng chủ yếu là do chuyển từ nợ nhóm 2 sang nhóm 3, nhóm 4. Con dố tuyệt đối nợ nhóm 5 trước và sau kiểm toán là bằng nhau nên số trích lập dự phòng tăng thêm đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận ngân hàng

Năm 2019, ngân hàng dự kiến xử lí thu hồi nợ xấu ngoại bảng và VAMC?

Ông Phan Đức Tú: Thu nợ ngoại bảng năm nay đặt mục tiêu 4.500 tỉ đồng.

Hiện nay, BIDV có số dư nợ trái phiếu VAMC tại NHNN là 14.000 tỉ đồng, trong đó ngân hàng đã trích dự phòng rủi ro là 7.600 tỉ đồng. BIDV có một quĩ số dư khi thu nợ số này là hơn 1.900 tỉ đồng, vì vậy ngân hàng chỉ còn phải xử lý 4.500 tỉ đồng.

Trong năm 2019, ngân hàng dự kiến thu nợ khoảng 2.500 tỉ đồng và trích dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC hơn 2.000 tỉ đồng.

Về hệ số CAR của ngân hàng ?

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó TGĐ BIDV: Theo thông tư 36, CAR hợp nhất của ngân hàng là 10,36% và chúng tôi đang cố gắng duy trì con số này theo thông tư 36. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi áp dụng Thông tư 41, yêu cầu về vốn cao hơn vì vậy ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp tăng vốn theo kế hoạch đã trình bày.

Chưa có phương án chia cổ tức

Cụ thể, cổ đông thông qua phương án trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức năm 2018. Với LNST (báo cáo tài chính riêng của ngân hàng đã được kiểm toán) là 7.175 tỉ đồng, ngân hàng trình phương án trích 5% LNST dự trữ bổ sung vốn điều lệ (357 tỉ đồng), trích quỹ dự phòng tài chính 10% (714 tỉ đồng) và trích quỹ khen thưởng phúc lợi gần 1.746 tỉ đồng.

Tổng lợi nhuận trước chi trả cổ tức là gần 4.327 tỉ đồng. Tỉ lệ chi trả cổ tức, hình thức chi trả cổ tức đang được ngân hàng báo cáo và xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền.

ĐHĐCĐ BIDV: Điều chỉnh giảm lãi 2019 còn 10.300 tỉ đồng do trích lập dự phòng, phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank - Ảnh 1.

Nguồn: BIDV.

Tại đại hội, cổ đông cho rằng quỹ phúc lợi chiếm quá lớn so với tổng lợi nhuận sau thuế, (23%) là tỉ lệ lớn so với các công ty niêm yết.

Ban điều hành của BIDV cho biết, khoản trích lập này thực hiện theo quy định. Ngân hàng được phép trích tối đa ba tháng trong quỹ tiền lương hàng tháng khi ngân hàng hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh. Dự kiến quỹ tiền lương ba tháng là 1.750 tỉ đồng, với lực lượng lao động gần 25.000 người.

Bên cạnh đó, BIDV thông qua việc phê duyệt mức thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát năm 2019 tối đa ở mức 0,41% lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019.

Bầu Vụ trưởng Vụ Thanh tra NHNN vào HĐQT

Đại hội đã thông qua việc bầu bà Nguyễn Thị Thu Hương, Vụ trưởng Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (Vụ II) – Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN, giữ chức vụ thành viên HĐQT nhiệm kì 2017 - 2022. 

Bà Thu Hương sinh năm 1967, từng có quá trình làm việc tại Ngân hàng Công thương Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Sau thời gian công tác với các vị trí cán bộ, Phó trưởng phòng thanh tra NHNN, Trưởng phòng thanh tra NHNN, bà làm Phó Vụ trưởng, Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng từ tháng 8/2008 đến tháng 5/2010. 

Từ tháng 6/2010 - 4/2011, bà Hương là Quyền vụ trưởng, cơ quan thanh tram giám sát ngân hàng. Từ tháng 5/2011 đến nay, bà giữ vị trí Vụ trưởng, Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng. 

ĐHĐCĐ BIDV: Điều chỉnh giảm lãi 2019 còn 10.300 tỉ đồng do trích lập dự phòng, phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank - Ảnh 2.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của BIDV, tổ chức sáng 26/4. Ảnh: Tuệ An.

Tăng vốn điều lệ lên 40.220 tỉ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank

Đại hội đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ đã trình tại ĐHĐCĐ thường niên 2018.

Ngày 21/2/2019, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ cho BIDV từ 34.187 lên 40.220 tỉ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank.

Đồng thời trong giai đoạn này, BIDV đã báo cáo NHNN các vướng mắc trong quá trình đàm phán (về Điều khoản chuyển nhượng, Thư cam kết của NHNN…) và tích cực đàm phán với đối tác để có thể hoàn tất giao dịch theo kế hoạch đã trình cổ đông.

Đối với việc phát hành thêm cổ phần mới theo hình thức chào bán ra công chúng, BIDV cho biết, trong năm qua thị trường chứng khoán có nhiều biến động không thuận lợi, ngân hàng chưa nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. 

Bên cạnh đó, BIDV đang tập trung triển khai các nội dung liên quan cấu phần bán chiến lược cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nên chưa triển khai phần này. Ngoài ra, theo ý kiến của cơ quan NHNN nên BIDV chưa có cơ sở thực hiện trong năm 2018.

Về phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP, BIDV đã thực hiện trình phương án phát hành này liên tục trong các kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2017, 2018. Tuy nhiên, với ý kiến của NHNN, việc thực hiện phương án tăng vốn này vẫn phải chờ ý kiến của các Bộ ngành, do đó chưa có căn cứ thực hiện trong năm 2018.

Việc thực hiện tăng vốn trong năm 2019 là tiếp tục thực hiện các cấu phần đã có trong kế hoạch năm 2018. 

ĐHĐCĐ BIDV: Điều chỉnh giảm lãi 2019 còn 10.300 tỉ đồng do trích lập dự phòng, phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank - Ảnh 3.

Nguồn: BIDV.

Kết thúc năm 2018, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 9.472 tỉ đồng, tăng 9,3% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.541 tỉ đồng, tăng 8,6%.

Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của BIDV đạt 1,31 triệu tỉ đồng, tăng 9,2% so với cuối năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 0,99 triệu tỉ đồng, tăng 14,1%. Số dư tiền gửi khách hàng cũng đạt 0,99 triệu tỉ, tăng 15%.

Điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế 2019 xuống 10.300 tỉ

Năm 2019, BIDV sẽ duy trì tăng trưởng quy mô gắn liền với chất lượng đồng thời nâng cao chất lượng tài sản, đặc biệt làchất lượng tín dụng. 

Ngân hàng sẽ tăng cường các biện pháp thu hồi nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu nội bảng, nợ ngoại bảng, nợ đã bán cho Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) và tất toán sớm toàn bộ trái phiếu VAMC trong năm 2019.

Ngân hàng đặt mục tiêu dư nợ tín dụng 12%; đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, phấn đấu tăng trưởng 11%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Tại Đại hội, BIDV công bố đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 là 10.300 tỉ đồng, giảm so với mức 10.500 tỉ đồng mà BIDV đã công bố trong tài liệu ĐHĐCĐ trên website. Ông Phan Đức Tú cho biết có sự thay đổi này do ngân hàng trích thêm 200 tỉ đồng vào quỹ trích lập dự phòng rủi ro.

ĐHĐCĐ BIDV: Điều chỉnh giảm lãi 2019 còn 10.300 tỉ đồng do trích lập dự phòng, phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank - Ảnh 4.

Ngân hàng tập trung thực hiện tăng vốn điều lệ từ phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tài chính và thực hiện các biện pháp tăng vốn khác như phát hành trái phiếu cấp 2, tăng vốn từ nguồn thặng dư phát hành thêm cổ phần và tăng vốn từ nguồn nội lực của BIDV và gia tăng mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuệ An

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.