|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Lệnh trừng phạt với Bắc Triều Tiên sẽ khiến giá than cốc tiếp tục tăng

19:45 | 05/12/2016
Chia sẻ
Giá than cốc có thể tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nếu Trung Quốc ngừng các hoạt động nhập khẩu than từ nước láng giềng Bắc Triều Tiên. 

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tuần trước đã áp đặt một lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên, hạn chế xuất khẩu than hàng năm chỉ còn 7,5 triệu tấn, tương đương giá trị là 400,9 triệu USD, sau khi quốc gia bị cô lập này đã tiến hành đợt thử nghiệm vũ khí hạt nhân thứ năm.

Điều này ảnh hưởng rất nhiều đối với việc nhập khẩu than chất lượng cao của Trung Quốc được sử dụng cho các hoạt động sản xuất thép, bởi Bắc Triều Tiên là một trong những nhà cung cấp hàng đầu của họ.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu 18,517 triệu tấn than của Bắc Triều Tiên trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên trong năm nay của Trung Quốc tăng bất chấp các cam kết với Liên Hợp Quốc về việc cấm buôn bán than với Bình Nhưỡng trước đó.

Cho đến nay, các thông tin chính thức từ Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc sẽ đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các biện pháp trừng phạt được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra, nhưng như đầu năm nay đã diễn ra, nó có thể xuất hiện các cam kết không tuyệt đối.

Biện pháp trừng phạt trước đó là cấm mua than từ Bắc Triều Tiên đã không được Trung Quốc thi hành bởi Trung Quốc cho phép miễn thuế nhập khẩu than với lý do được xem là vì "nhân dân hạnh phúc", hay vì "mục đích sinh nhai."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vào ngày 01/12 rằng trong khi họ sẽ thực thi các biện pháp mới, họ không có ý định gây tổn hại cho hoạt động thương mại "bình thường" đang diễn ra với Bắc Triều Tiên hay tác động đến dân thường của quốc gia này.

Những dấu hiệu đang cho thấy rõ ràng thị trường than cốc sẽ tiếp tục tăng. Và chắc chắn các thương nhân than Trung Quốc sẽ thấy vui vẻ khi tiếp tục được phép mua than từ Bắc Triều Tiên cho đến một biện pháp mới được đưa ra trong tháng Giêng tới.

Trung Quốc được cho là quốc gia duy nhất mua than của Bắc Triều Tiên, là nguồn thu từ xuất khẩu lớn nhất của chính quyền Kim. Than của Bắc Triều Tiên đặc biệt được ưa thích bởi các Thương nhân Trung Quốc bởi nó không chỉ đơn thuần là than mà còn là than chất lượng cao, cung cấp năng lượng lý tưởng cho các lò luyện thép và các nhà máy gốm ở các tỉnh phía đông bắc giáp ranh.

Nga là nhà cung cấp than lớn thứ hai sang Trung Quốc, nhưng nó chỉ cung cấp 1,867 triệu tấn trong 10 tháng đầu tiên bằng 10% những gì đã được nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên.

Thay vào đó, các đối thủ cạnh tranh chính với than của Bắc Triều Tiên là than cốc từ Úc và than cốc Mông Cổ.

Nhập khẩu than cốc của Trung Quốc từ Úc đã tăng 11,3% trong 10 tháng đầu năm lên 23,450 triệu tấn, trong khi những người từ Mông Cổ đã bán cho Trung Quốc 17,47 triệu tấn, tăng 75,3%.

Nhu cầu sản xuất thép mạnh hơn và chỉ thị chính sách của Bắc Kinh về việc hạn chế sản lượng than trong nước đã kết hợp khiến giá than cốc tăng mạnh.

Than cốc tương lai trên giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa ở mức 1.276 nhân dân tệ (185,46 đô la) một tấn vào ngày 02/12, tăng 126% từ đầu năm nay.

Giá than cốc Úc (coking coal) đã kết thúc tuần qua tại 308,70 USD một tấn, tăng khoảng bốn lần so với giá 77 USD ghi nhận vào cuối năm ngoái.

Với nhu cầu than cốc mạnh mẽ của Trung Quốc, khả năng việc mất 12 triệu tấn than của Bắc Triều Tiên trong năm 2017 sẽ là một tín hiệu rất lạc quan cho giá.

Cũng có thể là Bắc Kinh sẽ ra chính sách mới cho các mỏ than trong nước bù đắp thiếu hụt hoặc cũng có thể việc nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên không bị cắt giảm nhiều như ngụ ý của các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc.

Nhưng hiện nay, rõ ràng là nhu cầu than cốc tăng là lý do rất lớn để giá vẫn tiếp tục xu hướng đi lên.

Thùy Dương