|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lập Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn

20:44 | 16/08/2017
Chia sẻ

Theo dự thảo Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, sẽ có 436 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020.
lap danh muc doanh nghiep co von nha nuoc thuc hien thoai von

Dây chuyền sản xuất của Habeco tại nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Riêng năm 2017 thoái vốn tại 161 doanh nghiệp; năm 2018: 185 doanh nghiệp; năm 2019: 65 doanh nghiệp; năm 2020: 25 doanh nghiệp là các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn nhà nước, không rà soát doanh nghiệp từ cấp 2 trở xuống.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ước tính tổng số vốn dự kiến thoái trong cả giai đoạn 2017 - 2020 là 64.457,4 tỷ đồng (tính theo mệnh giá). Trong đó, năm 2017 dự kiến thoái 19.779 tỷ đồng. Tính sơ bộ theo giá trị niêm yết trên sàn có thể đạt hơn 29.000 tỷ đồng (tại thời điểm 10/7/2017).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đối với những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn có thể thực hiện thoái vốn thành một số đợt. Tuy nhiên, tỷ lệ thoái vốn mỗi đợt phải ở mức từ 20 - 36% tổng số vốn cần thoái để tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trường hợp cần thiết, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 51% vốn điều lệ. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và phục vụ chiến lược ngành, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 36% vốn điều lệ.

Năm 2017, trung bình mỗi bộ, ngành địa phương có từ 1 - 4 doanh nghiệp thoái vốn. Một số bộ, địa phương có số doanh nghiệp cần thoái vốn nhiều là: Bộ Công Thương 4 doanh nghiệp; Bộ Giao thông Vận tải 7 doanh nghiệp, Bộ Xây dựng 9 doanh nghiệp, UBND Thành phố Hà Nội 17 doanh nghiệp; Bắc Giang 11 doanh nghiệp…

Các doanh nghiệp bộ, ngành địa phương chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để tiến hành thoái vốn là 11 doanh nghiệp; trong đó, một số doanh nghiệp lớn sẽ thoái vốn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ thoái 20% vốn điều lệ. Tổng công ty Sông Hồng thoái 35% vốn điều lệ; Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) thoái 49,65% vốn điều lệ, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 47,8%...

Cũng theo dự thảo, có nhiều đơn vị thực hiện thoái vốn theo phương án riêng, không đưa vào danh mục này. Đó là các công ty nông, lâm nghiệp và các công ty thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, SCIC, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Bệnh viện Giao thông vận tải, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam, Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp khác có danh sách kèm theo.

Để đạt kết quả theo danh mục được phê duyệt, Dự thảo quy rõ trách nhiệm cho các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Bên cạnh việc thực hiện nghiêm quy định, các lãnh đạo có quyền điều chỉnh sớm tiến độ và tăng tỷ lệ thoái vốn so với tỷ lệ tối thiểu hàng năm đã được phê duyệt; bổ sung thêm doanh nghiệp thực hiện thoái vốn sớm hơn nhưng cần đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, tỷ lệ thoái và tổng số thu từ thoái vốn vào cuối kỳ đạt đúng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự thảo cũng nêu rõ, trong điều kiện thị trường không thuận lợi, tính đặc thù khách quan của từng bộ, ngành, UBND cấp tỉnh dẫn đến việc không thể thực hiện thoái vốn theo kế hoạch, bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, trước ngày 25 tháng cuối của quý và trước ngày 25/12 hàng năm, các đơn vị này phải gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đến Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm hàng năm thực hiện rà soát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 cho phù hợp.

lap danh muc doanh nghiep co von nha nuoc thuc hien thoai von SCIC thắng lớn từ thoái vốn, 'lãi' hơn 10 ngàn tỷ đồng trong 7 tháng

Trong 7 tháng đầu năm 2017, (SCIC) đã bán vốn tại 20 doanh nghiệp với giá trị là 1.394 tỷ đồng, thu về 12.238 tỷ ...

lap danh muc doanh nghiep co von nha nuoc thuc hien thoai von Hàng trăm ngàn tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn: Tiêu vào đâu cho hiệu quả

Lo bị pha loãng nếu hòa hàng trăm ngàn tỷ đồng thu được từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp ...

lap danh muc doanh nghiep co von nha nuoc thuc hien thoai von Chủ tịch VCCI: 'Ngoài thoái vốn Nhà nước cần thoái sức ra khỏi dịch vụ công'

'Điểm nhấn' trong hội nghị năm nay là Chính phủ, các địa phương sốt sắng thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thùy Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.