|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lãnh đạo Phát Đạt đã bán hơn 2 triệu cổ phiếu PDR

20:40 | 06/05/2024
Chia sẻ
Ông Lê Quang Phúc báo cáo đã hoàn tất bán ra hơn 2,06 triệu cổ phiếu PDR. Ước tính tổng giá trị giao dịch gần 56 tỷ đồng.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Lê Quang Phúc, Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR), đã hoàn tất bán ra hơn 2,06 triệu cổ phiếu PDR như đăng ký. Giao dịch được thực hiện vào ngày 3/5, theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Trước đó, vị lãnh đạo Phát Đạt đăng ký bán cổ phiếu để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, sở hữu của ông Phúc tại công ty giảm từ 2,87 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,39%) xuống còn 817.800 cổ phiếu (tỷ lệ 0,11%).

Tạm tính theo giá kết phiên diễn ra giao dịch là 26.950 đồng/cp, ước tính ông Phúc có thể đã thu về khoảng 55,6 tỷ đồng sau khi bán bớt cổ phiếu.

Động thái bán ra hàng triệu cổ phiếu của lãnh đạo Phát Đạt diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu PDR lình xình đi ngang trong khoảng nửa tháng. Kết phiên 6/5, giá mã này tăng phiên thứ hai liên tiếp lên 27.900 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu PDR từ đầu tháng 4 đến nay. (Nguồn: VNDirect).

Ở một diễn biến khác, Phát Đạt đang chuẩn bị chào bán hơn 134,32 triệu cổ phiếu PDR cho cổ đông hiện hữu với mức giá chào bán 10.000 đồng/cp và tỷ lệ 5,5 : 1 (một cổ phiếu được hưởng một quyền mua, mỗi 5,5 quyền mua được mua một cổ phiếu chào bán thêm).

Số tiền thu được dự kiến hơn 1.343 tỷ đồng sẽ được Phát Đạt sử dụng để thực hiện các dự án bất động sản của công ty và công ty con, bao gồm dự án đầu tư phát triển khu đô thị tại phân khu số 2, 9 thuộc khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, tỉnh Bình Định; Dự án khu cân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh; Dự án trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp; Dự án khu nhà ở phực hợp cao tầng Thuận An 1 (chung cư Bình Dương Tower 1); và Dự án khu nhà ở phực hợp cao tầng Thuận An 2 (chung cư Bình Dương Tower 2). 

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.