Trong tuần qua NHNN đã hút ròng 3.157 tỷ đồng từ thị trường, lãi suất liên ngân hàng trung bình tuần qua có xu hướng giảm nhẹ ở các kỳ hạn ngắn. Điều này cho thấy thanh khoản toàn hệ thống đang được cải thiện.
Ngân hàng Dự trữ Australia ngày 4/9 đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1,5% trong bối cảnh nền kinh tế nước này đối mặt với tình trạng lạm phát thấp.
Kết quả so sánh lãi suất ngân hàng kỳ hạn 2 năm tại 30 ngân hàng trong nước tháng 8/2018, lãi suất tiết kiệm cao nhất là 8,6%/năm tại Ngân hàng Bản Việt.
Mức lãi suất cao nhất áp dụng tại ngân hàng là 8,1%/năm áp dụng cho hình thức gửi tiết kiệm bậc thang với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng.
So sánh lãi suất ngân hàng kỳ hạn 2 tháng, mức lãi suất cao nhất là 5,5%/năm áp dụng tại 5 ngân hàng thương mại cổ phần gồm Ngân hàng Bắc Á, HDBank, Ngân hàng Đông Á, SCB và VIB (đối với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên).
Theo công ty chứng khoán HSC, NHNN đã bơm 38,3 nghìn tỷ vào thị trường trong ba tuần qua và bán ra khoảng 3,05 tỷ USD để ổn định tỷ giá từ đầu năm đến nay.
Gần chục năm trước, trong một lần phát biểu tại hội nghị toàn ngành, ông Nguyễn Văn Thắng - Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) khi đó - nói rằng, một trong những khó khăn lớn nhất của hệ thống là cân đối vốn.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng dao động trong khoảng từ 6,4% đến 8%/năm. So sánh lãi suất ngân hàng này tại kỳ hạn này cho thấy TPBank và Bản Việt là hai ngân hàng có lãi suất cao nhất.
Sau khi so sánh lãi suất ngân hàng kỳ hạn 3 tháng tại các ngân hàng, mức lãi suất cao nhất ở loại kỳ hạn này là 5,5%/năm được áp dụng tại nhiều ngân hàng. Các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn là nhóm có lãi suất tiết kiệm thấp nhất.
Nếu ngoại trừ các khoản tiền gửi có số dư lớn (từ 200 tỷ đồng trở lên), mức lãi suất cao nhất áp dụng tại Ngân hàng Phương Đông là 7,6%/năm ở kỳ hạn 36 tháng.