|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Là con trai của tỉ phú, vẫn thuê nhà rẻ tiền, sử dụng tàu điện ngầm đi làm

07:07 | 31/01/2020
Chia sẻ
Ít ai biết rằng, Alexander Fridman (19 tuổi) là con của người giàu thứ 11 của Nga nếu chỉ nhìn bề ngoài. Bởi anh đang thuê một căn hộ hai phòng ở ngoại ô Moscow với giá chỉ 500 USD/tháng và vẫn sử dụng tàu điện ngầm để đi làm.

Cha của Alexander Fridman là tỷ phú Mikhail Fridman, người sở hữu khối tài sản trị giá 13,7 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.

Là con trai của tỉ phú, vẫn thuê nhà rẻ tiền, sử dụng tàu điện ngầm đi làm - Ảnh 1.

Alexander Fridman - con trai của tỷ phú Nga nhưng vẫn tự kiếm tiền để trang trải cuộc sống.

“Tôi ăn, sống, ngủ, mặc mọi thứ bằng số tiền mà tôi tự kiếm được”, Fridman nói.

Fridman đã trở lại Moscow vào năm ngoái sau khi tốt nghiệp một trường trung học gần London. Năm tháng trước, anh bắt đầu xây dựng SF Development, một công ty phân phối với chỉ 5 nhân viên.

Trong khi kinh doanh tự lập mà không cần sự giúp đỡ từ cha mình, Alexander cũng phủ định việc hưởng lợi từ các mối quan hệ của cha. 

SF Development phân phối sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ (trong đó có cả những cửa hàng của cha anh). Fridman nói rằng, các nhà quản lý sẽ không đưa hàng hóa của anh lên kệ chỉ vì anh ta là con trai của cha anh.

Trái ngược với gia đình Fridman, hình thức kinh doanh đặc quyền thừa kế từ trước đến nay vẫn nổi bật ở Nga. 

Olga Rashnikova, 42 tuổi, con gái của ông trùm thép Victor Rashnikov nằm trong hội đồng quản trị của công ty Magnitogorsk Iron & Steel Works PJSC. Andrey A. Guryev, 37 tuổi, là giám đốc điều hành của Phosagro, một nhà sản xuất phân bón được thành lập bởi cha của anh, ông Andre G. Guryev.

Đổi tay

Sau đó, những tỷ phú dần chuyển công việc kinh doanh cho những người thừa kế của họ. Năm ngoái, ông trùm thép Alexey Mordashov, 54 tuổi, đã trao 1,7 tỷ USD tài sản của mình cho hai con trai Kirill và Nikita. 

Vladimir Evtushenkov, 71 tuổi, đã trao 5% cổ phần của Sistema PJSC thông qua giao dịch công khai cho con trai ông, ông Felix. Tỷ phú Leonid Fedun, 63 tuổi, đã chuyển 1,4 tỷ USD của mình trong Lukoil PJSC cho các con của ông, Anton và Ekaterina.

Trên toàn cầu, giới siêu giàu đang chuẩn bị bắt tay vào cuộc chuyển nhượng tài sản lớn nhất trong lịch sử. 

Nga nổi bật vì là nơi có khuôn khổ pháp lý ít hỗ trợ cho những bố mẹ chuyển nhượng tài sản và đặc quyền kinh tế. Thay vào đó, môi trường kinh doanh của Nga phụ thuộc vào các thỏa thuận và bảo lãnh không chính thức.

“Cha tôi nói với tôi rằng kinh doanh và chính trị ở đất nước chúng tôi đan xen sâu sắc”, Alexander nói và cho biết thêm rằng, cha anh luôn nói rằng ông dự định chuyển hết tài sản của ông sang từ thiện. “Tôi từ trước tới giờ vẫn sống với suy nghĩ rằng tôi sẽ không được thừa kế bất kỳ tài sản nào”.

Mikhail Fridman là một trong những người sáng lập Alfa Group. Đây là công ty cho vay lớn thứ năm của Nga. 

Năm 2013, ông đã đồng sáng lập LetterOne để đầu tư 14 tỷ USD mà công ty của ông đã gặt hái được từ việc bán liên doanh dầu mỏ với một tập đoàn do điện Kremlin kiểm soát.

Fridman cũng được biết đến là một trong những doanh nhân khó tính nhất của Nga. 

“Tôi điều hành công việc kinh doanh của mình một cách tích cực nhưng công bằng”, Alexander Fridman nói khi trả lời câu hỏi về những bài học mà anh đã học được từ cha mình. “Cha tôi cũng luôn nói với tôi: “Nếu con muốn kiếm tiền, con cần phải cố gắng”.

Fridman đã lên kế hoạch theo học Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York vào tháng 9, nhưng đã quyết định ngừng học một năm. Bây giờ anh đang xem xét liệu có nên từ bỏ việc học ở nước Mỹ hoàn toàn để dành hết thời gian cho công ty của mình hay không.

“Tôi có những người bạn tốt nghiệp từ Yale và hiện 23 tuổi và kiếm được 80.000 đến 100.000 USD một năm nhờ làm việc 16 giờ một ngày,” anh nói. “Nhưng, bạn cũng có thể kiếm được nhiều tiền hơn, và theo một cách thông minh hơn”, Fridman nói thêm.


Thùy Dung

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.