Kim ngạch xuất khẩu điều sang Australia sẽ tăng nếu chuyển sang mặt hàng điều chế biến
Vì sao ngành điều quyết ... giảm sản lượng? | |
Xuất khẩu điều số 1 thế giới: Vừa mừng, vừa lo |
Theo bà Thúy, Australia là một thị trường đầy tiềm năng, mang đến cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Australia là thị trường mở, không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với hầu hết thuế nhập khẩu nằm trong khoảng 0 – 5%. Đặc biệt, dù dân số không đông, kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia này đạt khoảng 700 tỷ USD/năm. Vì vậy, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.
Trong năm 2017, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam – Australia đạt 6,6 tỷ USD, tăng 22,1% so với 2016. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Austrlia là 3,3 tỷ USD, tăng 15,1%. Hiện, Việt Nam là một trong 15 nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất Australia.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với quốc gia này trong 10 năm gần đây chỉ bằng 1,8 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Như vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2018 tại Hà Nội. Ảnh: Lyly |
Mặc dù vậy, thị trường Australia cũng đặt ra nhiều thách thức, đưa ra nhiều quy định nhập khẩu nhất là về an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh.
Bà Thúy cho biết số mặt hàng xuất khẩu sang Australia vào khoản 1.400 – 1.500 loại. Và điều là mặt hàng rất được ưa chuộng, chiếm tới 80 - 90% thị phần tại quốc gia này. Vì vậy, theo bà Thúy việc tăng thị phần là rất khó khăn và nếu có tăng thì cũng không đáng kể, nhưng nếu muốn tăng kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam thì cách duy nhất là chuyển sang các mặt hàng điều có giá trị gia tăng, ví dụ như, giảm xuất khẩu điều thô, tăng điều chế biến.
Tổng kết của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, ngành xuất khẩu hạt điều cả nước năm 2017 vừa qua đạt 353.000 tấn, với kim ngạch lên đến 3,52 tỷ USD. Với kết quả của này, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước giữ vị trí số 1 thế giới về chế biến và xuất khẩu nhân điều.
Song sự phụ thuộc vào điều thô nhập khẩu từ các quốc gia khác, với tỷ lệ nhập khẩu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 - 2014 (tỷ lệ nhập khẩu năm 2007 là 39%, trong khi đến năm 2014 là 62,5%), gây ra nhiều ảnh hướng tới việc xuất khẩu điều Việt Nam.
Ngoài ra, giá điều thô thế giới và tỷ giá VNĐ/USD biến động mạnh cũng tạo khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến điều của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều lớn nhất thế giới.
Vì vậy, Vinacas cho biết, dựa trên báo cáo đánh giá, nhận định tình hình sản xuất, kinh doanh điều năm 2018, các doanh nghiệp toàn ngành thống nhất mục tiêu “giảm lượng và tăng chất” trong chế biến xuất nhập khẩu điều. Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng chế biến, xuất khẩu từ 350.000 tấn điều nhân các loại năm 2017 xuống còn 300.000 tấn năm 2018.