|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Kịch bản thị trường thừa dầu thô có lặp lại?

13:52 | 16/05/2018
Chia sẻ
OPEC dự báo nguồn cung dầu thô từ các nước ngoài tổ chức sẽ tăng 1,72 triệu thùng/ngày trong đó Mỹ chiếm tới 90%.  Điều này đồng nghĩa con số này cao hơn mức tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu. 
kich ban thi truong thua dau tho co lap lai Giá dầu hôm nay (16/5) tăng do khả năng nguồn cung toàn cầu sẽ giảm
kich ban thi truong thua dau tho co lap lai Giá dầu có thể chạm ngưỡng 80 USD/thùng trong vòng 6 tháng tới
kich ban thi truong thua dau tho co lap lai Công ty dầu khí nhà nước Venezuela sắp đóng cửa nhà máy lọc dầu vì cạn nguyên liệu

Trong giai đoạn từ tháng 6/2017- tháng 6/2018, sản lượng tại 7 khu mỏ khai thác dầu đá phiến lớn được Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo tăng 1,78 triệu thùng/ngày lên 7,18 triệu thùng/ngày. Trong đó, chỉ tính riêng tháng tới, sản lượng được kỳ vọng tăng 144.000 thùng/ngày. Tổng sản lượng dầu đá phiến tháng 5 được dự báo chạm mốc 7.03 triệu thùng/ngày, tăng 163.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.

Hồi tháng 3, số lượng giếng đã khoan mà chưa hoàn thiện (Drilled but uncompleted wells – DUC) tăng 94 giếng lên 7.622 giếng trong đó bao gồm 122 giếng mới khu vực Permian Basin. Trong tháng 4, số lượng giếng DUC tăng 55 giếng lên 7.677 giếng trong đó có 111 giếng mới khu vực Permian Basin.

Không có một dự báo nào về khả năng tổng sản lượng dầu thô Mỹ sẽ giảm trong tháng 5 và tháng 6. Sản lượng từ các giếng khoan mới được dự báo sẽ tăng 2 thùng/ngày. Sản lượng từ số giàn khoan mới có thể tăng 12 thùng/ngày trong tháng 5.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, tổng sản lượng dầu thô các loại của nước này tính đến ngày 4/5 vẫn giữ ở ngưỡng kỷ lục 10,7 triệu thùng/ngày, chỉ đứng sau Nga với sản lượng 11 triệu thùng/ngày. Lượng giàn khoan Mỹ tăng 10 giàn lên 844 giàn - ngưỡng cao nhất kể từ ngày 20/3/2015, theo dữ liệu từ Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes.

Kịch bản thị trường thừa dầu có lặp lại?

kich ban thi truong thua dau tho co lap lai
Kịch bản thị trường thừa dầu có lặp lại? (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo hàng tháng của OPEC công bố hôm Thứ Hai (14/5), tính đến tháng 3, trữ lượng dầu thô tại các quốc gia phát triển (OECD) chỉ còn cao hơn mức trung bình 5 năm là 9 triệu thùng. Trong khi đó, trữ lượng dầu thô của nhóm này trong tháng 1/2017 cao hơn mức trung bình 5 năm tới 340 triệu thùng.

Theo báo cáo, có được thành tựu này do OPEC và 10 nước đồng minh tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị và trong tháng tư góp phần khiến nhu cầu dầu thô tăng trong khi sản lượng một số nước giảm mạnh, đặc biệt là Venezuela. Sản lượng nước này giảm 42.000 thùng/ngày do khủng hoảng kinh tế

Trong tháng 4, Arab Saudi đã cắt giảm sản lượng 39.000 thùng/ngày về mức triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017.

OPEC dự báo nhu cầu dầu của toàn cầu trong năm 2018 sẽ tăng thêm 1,65 triệu thùng/ngày lên gần 99 triệu thùng/ngày do triển vọng kinh tế tích cực.

Nhu cầu tăng, kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, quan trọng nhất là OPEC và 10 quốc gia đồng minh thực hiện cắt giảm sản lượng đã kéo giá dầu từ mức chỉ khoảng 40 USD/thùng hồi cuối năm 2016 lên ngưỡng đỉnh 3 năm rưỡi. TÍnh đến cuối phiên giao dịch hôm Thứ Ba (15/5), giá dầu WTI và Brent lần lượt đạt 71,3 USD/thùng và 78,4 USD/thùng.

Vivek Dhar, chuyên gia phân tích về khai khoáng và năng lượng đến từ ngân hàng Commonwealth Bank, cho rằng giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng trong 6 tháng tới, có thể đạt 80 USD/thùng.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng về kịch bản thừa dầu lại tái diễn và giá dầu lại quay về ngưỡng thấp kỷ lục.

Việc giá dầu liên tục tăng đã kích thích Mỹ tăng sản lượng, cản trở đà tăng giá dầu hay thậm chí kéo giá đi xuống. Ông Vivek Dhar cho rằng giá dầu 2019 khó lòng đạt ngưỡng 100 USD.

Với con số 10,7 triệu thùng/ngày, sản lượng khai thác của Mỹ vượt qua Arab Saudi trở thành quốc gia khai thác dầu thô lớn thứ 2, gần đuổi kịp Nga với sản lượng 11 triệu thùng/ngày. Đà tăng sản lượng được duy trì đều đặn trong nhiều tuần liền trong khi Nga lại đang tham cam kết cắt giảm sản lượng cùng với OPEC. Nếu xu thế này tiếp diễn, Mỹ có thể sớm vượt Nga trở thành nước khai thác dầu lớn nhất thế giới.

OPEC dự báo nguồn cung từ các nước ngoài tổ chức sẽ tăng 1,72 triệu thùng/ngày trong đó Mỹ chiếm tới 90%. Điều này đồng nghĩa con số này cao hơn mức tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu.

Việc Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Iran có thể khiến sản lượng và nguồn cung dầu thô nước này giảm mạnh. Arab Saudi tuyên bố sẵn sàng bù đắt lượng dầu thiếu hụt mà Iran để lại và họ sẽ không làm điều đó một mình. Điều này càng khiến nhiều người lo lắng khả năng sản lượng dầu thô toàn cầu có thể tăng cao hơn so với dự đoán của OPEC.

Đức Quỳnh