|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Khủng hoảng chăn nuôi heo Trung Quốc: Nhà sản xuất lớn với những chiếc chuồng trống rỗng

20:37 | 02/07/2019
Chia sẻ
Dịch tả heo châu Phi (ASF) càn quét trên khắp các trang trại lớn, nhỏ của Trung Quốc kể từ tháng 8/2018 khiến ngành chăn nuôi lớn nhất thế giới rơi vào khủng hoảng

Các tỉnh sản xuất chăn nuôi lớn gồm Hà Bắc, Hà Nam và Sơn Đông được một số người trong ngành tin rằng đã bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch ASF.

Tại Sơn Đông, tỉnh nuôi heo lớn thứ 4 của Trung Quốc, hơn một nửa số trang trại có lượng heo nái lớn đang trống rỗng, ông Edgar Wayne Johnson, một chuyên gia có 14 năm tại Trung Quốc và là nhà sáng lập của công ty Tư vấn Công nghệ Nông nghiệp Enable, ước tính dựa trên các cuộc trò chuyện với nông dân và các nhà chăn nuôi heo lớn.

Virus ASF lan rộng đến mức ông đã phát hiện ra sự tồn tại của bệnh dịch trên bề mặt đường cao tốc của tỉnh, nơi nó có thể lây lan qua xe tải. Ông đã sử dụng thử nghiệm tương tự được sử dụng rộng rãi để phát hiện virus ASF ở heo.

Văn phòng nông nghiệp tỉnh Sơn Đông đã không trả lời fax yêu cầu bình luận của Reuters về vấn đề này. Trước đó, các nhà chức trách tại đây cho biết đàn heo nái đã giảm 41% trong 7 tháng tính đến tháng 2/ 2019, dù chỉ có một ổ dịch được báo cáo.

Hà Nam cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng địa phương mới chỉ có hai đợt bùng phát bệnh dịch. Tuy nhiên, đàn heo nái của tỉnh đã giảm 16,5% trong quí I/2019, do các yếu tố khác nhau gồm giá cả thị trường và dịch ASF, đại diện tỉnh Hà Nam cho hay, mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

5bc9cd35a310eff36901b33d

Ảnh: China Daily

Tương tự tại Hà Bắc, gần Bắc Kinh, nhiều quận chỉ còn lại vài con heo nái, ông Johnson cho hay.

Hà Bắc chỉ báo cáo một đợt bùng phát dịch vào tháng 2 năm nay, nhưng một cuộc khảo sát của bộ nông nghiệp được công bố trực tuyến cho biết đàn heo nái đã giảm 32% trong quí I/2019.

Trong một tuyên bố, tỉnh Hà Bắc cho biết tình hình dịch ASF là ổn định và phản bác về khẳng định còn rất ít heo nái ở nhiều quận.

Nhiều hộ không dám nuôi heo

Các chuyên gia cho biết, Bắc Kinh đã nhiều lần kêu gọi các hộ chăn nuôi tái đàn, nhưng đưa heo nái mới vào một trang trại đã bị nhiễm dịch ASF là rất nguy hiểm.

Virus có thể tồn tại trong nhiều tuần bên ngoài vật chủ, có khả năng sống trong một trang trại chưa được khử trùng triệt để.

Theo Stephan Lange, Phó Chủ tịch về sức khỏe động vật tại công ty dược tư nhân Boehringer Ingelheim, một số khách hàng đã bắt đầu tái đàn tại các trang trại trống rỗng, nhưng một số cho hay bệnh dịch đã quay trở lại.

"Rõ ràng vẫn còn rất nhiều bất an. Nếu đàn heo mới bị tái nhiễm một lần nữa, người chăn nuôi sẽ mất rất nhiều tiền", ông nói.

Chủ hộ chăn nuôi Bobai, người hiện không có cách nào trả hết nợ, cho biết bà không có ý định tái đàn, ngay cả khi bà có đủ khả năng.

Trung Quốc có 375 triệu con heo vào cuối tháng 3, giảm 10% so với cùng kì năm ngoái, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS). Lượng heo nái giảm 11% trong năm xuống  38 triệu con, NBS cho biết.

Nhiều nhà cung cấp cho ngành chăn nuôi heo tin rằng thiệt hại thực tế từ dịch ASF tồi tệ hơn nhiều so với báo cáo chính thức từ chính phủ.

Tháng trước, Dick Hordijk, giám đốc điều hành của hợp tác xã Hà Lan Royal Agrifirm, trong một buổi phỏng vấn với đài phát thành BNR của Hà Nam cho hay lợi nhuận của công ty tại Trung Quốc sẽ bị "cuốn bay" vì bệnh dịch gây tử vong cao ở heo, khi virus lây lan như một vết dầu loang.

Công ty sản xuất hỗn hợp dạng bột gồm các chất giàu dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, hoặc hỗn hợp vitamin và các chất dinh dưỡng khác, tại hai nhà máy ở Trung Quốc, và bán sản phẩm cho khoảng 100 người chăn nuôi heo lớn ở Trung Quốc để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.


Lyly Cao

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện mức tăng lợi nhuận trên 70%, thêm ngân hàng lãi tỷ đô
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.