|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'Không thể ưu đãi cho đặc khu kinh tế nhiều rồi dùng tiền ngân sách đầu tư vào hạ tầng'

07:00 | 18/05/2018
Chia sẻ
Đó là ý kiến của PGS. TS. Vũ Minh Khương, giảng viên trường Đại học Quốc gia Singapore trao đổi về các nội dung dự thảo Luật đặc khu kinh tế bên lề Hội thảo Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020 diễn ra mới đây.
gia tri dat phu quoc cao khong lam dac khu thi chi mot so nguoi huong loi Tạm dừng phân lô, tách thửa đất Phú Quốc
gia tri dat phu quoc cao khong lam dac khu thi chi mot so nguoi huong loi Những chuyện lạ từ cơn sốt đất ở Phú Quốc
gia tri dat phu quoc cao khong lam dac khu thi chi mot so nguoi huong loi Sốt đất Phú Quốc: Mảnh đất bìa rừng đắt ngang phố trung tâm Hà Nội
gia tri dat phu quoc cao khong lam dac khu thi chi mot so nguoi huong loi Bất động sản Phú Quốc và bài học từ cơn sốt ảo

Trước tranh cãi “có cần xây dựng đặc khu kinh tế hay không?” của dư luận hiện nay, PGS. TS. Vũ Minh Khương khẳng định ông hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng đặc khu vì nó tạo ra tư duy mới hoàn toàn. Trường hợp xây dựng đặc khu không thành công thì nó cũng là bài học lớn.

gia tri dat phu quoc cao khong lam dac khu thi chi mot so nguoi huong loi
PGS. TS. Vũ Minh Khương.

“Xây dựng đặc khu kinh tế là tạo ra một thiết chế mới để thấy 30 năm tới đất nước mình sẽ như thế nào. Khi chưa có điều kiện để thực hiện các thiết chế riêng ở Hà Nội, TP HCM thì các đặc khu sẽ như một thử nghiệm. Có thể không cầu toàn 100% thành công nhưng chúng ta phải bắt đầu thực hiện. Vì rõ ràng giá trị đất tại những nơi này (nơi được chọn làm đặc khu - PV) rất cao, nếu không làm đặc khu thì một số người nhất định lại được hưởng lợi. Như ở Phú Quốc hiện có một số người giàu lên rất nhanh…”, PGS. TS. Khương nói.

Đặt ra thiết chế cho đặc khu kinh tế là để hướng đến phát triển tương lai cho Việt Nam nên đề nghị toàn dân giám sát. Cơ chế bây giờ là thời đại số, mọi thông tin mọi người chỉ cần lên mạng là có thể thấy có báo cáo đầy đủ... Vì vậy, nếu không làm được đặc khu cũng sẽ bị phê phán, người đứng đầu sẽ bị loại bỏ nhanh chóng, người lãnh đạo yếu sẽ không dám nhận làm đặc khu. Dù ai cũng thích làm đặc khu vì tin rằng có thể hưởng lợi nhiều nhưng làm rồi thì cũng như “cưỡi lên lưng hổ”…

Theo PGS. TS. Khương, Luật đặc khu nên là một luật chung nhưng phải có cơ chế áp dụng linh hoạt, để đề nghị chỗ này làm không tốt thì có thể chuyển qua làm ở chỗ khác như Hải Phòng, Thanh Hóa hay Quảng Ngãi…

“So với các nước, ưu đãi cho đặc khu ở Việt Nam bây giờ rất cao bởi nước ta vẫn đang chủ yếu lấy ưu đãi để thu hút nhà đầu tư. Nhưng theo tôi, không thể ưu đãi nhiều rồi sau đó dùng tiền ngân sách để đầu tư vào hạ tầng. Mình chỉ nên ưu đãi 3 năm đầu thôi, từ năm thứ tư trở đi không cần ưu đãi nữa mà lúc đó nên “chơi” theo diện bình đẳng”, Giảng viên trường Đại học Quốc gia Singapore nhận định.

Vị này ví dụ cụ thể, Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc nếu lên đặc khu thì ngân sách sẽ vượt lên so với mức bình thường. Giả sử trước khi có đặc khu, địa phương có thể thu được 1.000 tỷ đồng nộp ngân sách. Khi có đặc khu vẫn điều kiện như vậy thu được 2.500 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch 1.500 tỷ kia có thể trích lại 80% - 90% cho chính các đặc khu sử dụng làm kinh phí vận dụng các phương án thu hút nhà đầu tư mà ngân sách vẫn không ảnh hưởng gì. Điều này sẽ xóa đi lo ngại của nhiều người về việc đặc khu có thể lấy hết tiền ngân sách như để tiền của nhà nghèo chảy về phía nhà giàu.

Vừa rồi dự thảo Luật quy định giao đất tại đặc khu trong thời hạn tối đa là 99 năm, ông Khương cho rằng không cần thiết phải kéo dài đến thế. Ông cho rằng giao đất lâu chỉ thu hút người đầu cơ đất, còn người áp dụng công nghệ cao thì chỉ cần giao đất trong khoảng 50 năm, đầu tư quá lớn cũng chỉ cần 70 năm là cùng.

Giảng viên Vũ Minh Khương nhắc lại kinh nghiệm mà ông đã giảng dạy cho sinh viên quốc tế rắng các đặc khu kinh tế phải là điểm hút của công nghệ, điểm hút về nhân tài, thu hút nhà đầu tư bằng thể chế và phải có sự gắn kết sâu sắc với kinh tế trong nước, đây phải là nơi để khẳng định với thế giới rằng chúng tôi không kém ai…

Hiếu Quân

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.