|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Không thể học Trung Quốc để trồng cây mắc ca

08:01 | 22/11/2016
Chia sẻ
Nếu không phát triển được ngành công nghiệp chế biến, mắc-ca cũng chỉ đến bỏ lò vi sóng nướng mà ăn thôi.

TS. Hoàng Thanh Tiệm - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên trao đổi với Đất Việt.

Lấy đất đâu để trồng?

TS. Hoàng Thanh Tiệm - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên không bác bỏ hoàn toàn những lợi thế của cây mắc-ca nếu được trồng và phát triển tại Việt Nam.

khong the hoc trung quoc de trong cay mac ca
Không thể học Trung Quốc trồng mắc-ca. Ảnh minh họa

Cụ thể là về giá nhân công, lao động thấp, không cần nhiều nước tưới, có thể phù xanh đồi núi trọc...

Theo vị TS, nếu so sánh giữa Việt Nam và các nước khác như Úc, giá nhân công, lao động của Việt Nam đang có mức giá thấp hơn rất nhiều. Tại Úc, cứ một ngày lao động, công nhân được trả khoảng 80USD/ngày, thì ở Việt Nam số tiền này vào khoảng từ 2USD - 10USD/ngày.

Ngoài ra, cây mắc-ca cũng là loại cây ôn đới, phù hợp với độ cao từ 700m trở lên. Ở điều kiện này nếu trồng các loại cây khác sẽ rất khó phát triển do thiếu nước tưới.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đã nhìn thấy, vị TS cũng chỉ ra 3 vấn đề cần lưu tâm.

Thứ nhất, cây mắc-ca kén giống, không dễ trồng. TS Hoàng Thanh Tiệm cho hay, ở Việt Nam chỉ có hai khu vực có thể trồng được mắc-ca đó là Tây Nguyên và Tây Bắc. Nhưng cả ở Tây Nguyên và Tây Bắc cũng không phải khu vực nào cũng có thể trồng loại cây này được do phụ thuộc vào độ cao, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Như đã nói, cây mắc-ca là cây ôn đới và chỉ thích hợp trồng ở điều kiện độ cao từ 700m trở lên. Với những diện tích thấp hơn sẽ khiến cây mắc-ca không thể ra hoa, cho quả hoặc nếu có cũng sẽ là rất ít.

Nếu ở điều kiện thuận lợi, cây mắc-ca được xem là loại cây tiềm năng, có thể đem lại lợi nhuận rất lớn chỉ xếp sau hồ tiêu và hơn đứt cafe, cao su.

Tuy nhiên, vị TS nói, trong ma trận giống phải làm sao lựa chọn được loại giống phù hợp với điều kiện, khí hậu của từng vùng.

Nếu xét về tính ưu thế, vị TS cho rằng nên lựa chọn cây ghép, nhưng, hiện nay giống ghép cũng có rất nhiều loại mà ngay cả phía cơ quan quản lý cũng chưa thể quản lý được. Do đó, khâu lựa chọn giống là rất quan trọng, nếu không lựa chọn được loại giống phù hợp thì bài toán trồng - chặt khó tránh khỏi trong tương lai.

Thứ hai, song song với trồng mắc-ca phải phát triển được ngành công nghệ chế biến. Cây mắc-ca là loại cây lâu năm, giá trị của cây chỉ có thể tính được từ năm thứ 7 trở đi và sản lượng tăng dần từ 40-50 năm tiếp sau đó. Nếu trồng cây ghép, giống tốt thì mỗi cây cho khoảng 20kg/hạt/cây. Cây càng lớn, tán càng rộng, lượng hạt sẽ càng nhiều.

Như vậy, nếu xây dựng được nhà máy chế biến đi cùng với vùng sản xuất nguyên liệu thì giá trị của hạt có thể sẽ cao hơn gấp chục lần. Giá mắc-ca hiện nay trên thị trường vào khoảng 4-5USD/kg, nhưng nếu mắc-ca đã thành nhân thì có giá lên tới 4.000 USD/tấn.

Vì vậy, bắt buộc phải xây dựng nhà máy chế biến đi cùng với vùng nguyên liệu để giữ được phẩm cấp, chất lượng hạt sau khi thu hoạch.

"Nếu không có doanh nghiệp đứng ra thu mua, chế biến thì thu hoạch mắc-ca xong cũng chỉ có thể dùng lò vi sóng để nướng mà ăn, chứ nói gì tới hiệu quả kinh tế", ông Tiệm nói.

Vấn đề thứ ba, vị chuyên gia cho biết, hiện nay diện tích có thể trồng được mắc-ca tại Việt Nam là rất hạn chế. Tính gộp cả Tây Nguyên và Tây Bắc may ra có khoảng hơn 100.000 ha diện tích phù hợp với loại cây khó tính này. Hơn nữa, khu vực trồng được cao su, cafe thì không trồng được mắc-ca, điều này đồng nghĩa với việc muốn trồng mắc-ca sẽ phải tiếp tục phá bỏ đi một diện tích rừng mới.

Điều này khiến vị chuyên gia vô cùng lo ngại, bởi thực tế tình trạng chặt rừng trồng cao su rồi chuyển đổi mục đích sử dụng, làm thủy điện đã lấy đi không biết bao nhiêu diện tích rừng giàu của Việt Nam.

Diện tích rừng bị phá quá lớn khiến môi trường đang bị mất cân bằng, bão lũ tàn phá khốc liệt hơn, ô nhiễm đất, nguồn nước đã thể hiện rõ. Liên tục những thông tin về lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, thiệt mạng người dân chính là hệ quả của việc phá rừng.

"Tôi cũng không biết, người ta hô hào trồng nhiều mắc-ca như vậy thì sẽ trồng vào đâu? Lấy đất đâu mà trồng?", vị chuyên gia nói thẳng Việt Nam không có lợi thế về diện tích đất đai để trồng mắc-ca.

"Liệu cây mắc-ca có trở thành cái cớ để làm lợi cho doanh nghiệp bán giống, làm lợi cho các ngân hàng vay vốn và mắc-ca có trở thành mục tiêu của cơ chế xin-cho, trồng rồi chặt, rồi chuyển đổi mục đích, rồi khai thác, tàn phá rừng... Đây là vấn đề rất phức tạp", ông Tiệm lo lắng.

Không thể học Trung Quốc

Trong khi vẫn còn rất nhiều nghị ngại cả về tính hiệu quả, tính kinh tế và điều kiện phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam thì trong tuần qua lại xuất hiện thông tin đại diện các cục, sở chức năng cùng các hộ dân điển hình của Việt Nam đi khảo sát thực tế phát triển mắc-ca tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Đáng nói, chuyến thăm viếng là để mô tả về một triển vọng phát triển mắc-ca tại Trung Quốc ngay trong bối cảnh chính nước này cũng đang rơi vào cảnh trồng, chặt liên miên. Điều này được TS Hoàng Thanh Tiệm lý giải khá bất ngờ.

-->

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/