|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Không có thêm ca nhiễm COVID-19 mới nào trong sáng ngày 11/4

07:08 | 11/04/2020
Chia sẻ
Theo thông tin từ Sức khoẻ & Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, đến 6h sáng ngày 11/4, cả nước không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Hiện vẫn là 257 ca.

Tuy nhiên, theo Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, về công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nhấn mạnh, "chúng ta tuyệt đối không được chủ quan.

Như vậy tính đến nay, tổng số ca mắc của Việt Nam là 257 trường hợp. Trong đó 159 người từ nước ngoài chiếm 61,9%; 98 người lây nhiễm thứ phát.

Không có thêm ca nhiễm COVID-19 mới nào trong sáng ngày 11/4 - Ảnh 1.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li) là 75.337 người. Trong đó, số người ách li tập trung tại bệnh viện là 1.290; cách li tại nhà, nơi lưu trú là 54.042 người và cách li tập trung tại cơ sở khác là 20.005 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Tổng số bệnh nhân đã khỏi bệnh là 144 ca. Hiện còn 113 bệnh nhân đang điều trị tại 16 cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó có 20 ca có kết quả xét nghiệm âm tính là 1 và 8 ca âm tính lần 2.

Chiều 10/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đã giao ban báo chí trực tuyến về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ, với dân số đông gần 100 triệu người, có đường biên giới dài với Trung Quốc (quốc gia đầu tiên xuất hiện dịch bệnh COVID-19), Việt Nam là nước có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao.

“Chúng ta đã xây dựng đầy đủ các kịch bản ứng phó. Tất cả các diễn biến dịch bệnh trong nước đều đã được dự liệu và có phương án phù hợp”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng chia sẻ, ngay trong điều trị, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị hoặc phác đồ điều trị chuẩn. 

Vì vậy, Việt Nam không thể thụ động, chờ đợi từ bên ngoài mà chủ động thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc, phác đồ điều trị dù chưa có cơ sở khoa học đầy đủ như lúc bình thường. Những loại thuốc hay phác đồ nào có thể có xác suất thành công thì đều được nghiên cứu, xem xét đưa vào.

Ngay trong chống dịch SARS năm 2003, phác đồ điều trị của Việt Nam đã được cả thế giới sử dụng. Hiện nay, công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam cũng rất tốt, số người khỏi bệnh nhiều.

H.Mĩ