Khối ngoại rót 7.400 tỉ đồng vào TTCK Việt Nam năm 2019, cổ phiếu VIC dẫn đầu top mua ròng
Khối ngoại "bơm" gần 7.400 tỉ đồng vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019
Năm 2019 ghi nhận nhiều biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong những tháng đầu năm, chỉ số hồi phục từ vùng giá thấp của năm 2018 nhờ kết quả kinh doanh các doanh nghiệp cải thiện và dòng tiền ngoại đổ mạnh vào thị trường.
Trong khoảng thời gian còn lại, chỉ số chủ yếu đi ngang trong những nhịp giằng co và hồi phục ngắn hạn về mốc 1.000 điểm. Những tín hiệu vĩ mô tích cực trong nước như kí kết hiệp định thương mại EVFTA, NHNN cắt giảm lãi suất, Luật Chứng khoán sửa đổi được thông qua hay sự ra đời của các sản phẩm mới dường như chưa thể nâng đỡ tâm lí thị trường.
Dòng vốn ngoại vẫn đóng vai trò dẫn dắt TTCK Việt Nam trong năm 2019 khi "bơm" 7.383 tỉ đồng vào thị trường. Tuy nhiên, khối này bán ròng khối lượng 119,4 triệu đơn vị.
Trong đó, khối ngoại duy trì đà mua ròng liên tục trong 7 tháng đầu năm, tập trung vào tháng 5 và tháng 7 với giá trị tương ứng 4.009 tỉ đồng và 2.210 tỉ đồng. Từ tháng 8 trở đi, NĐT nước ngoài đảo chiều rút ròng khỏi TTCK Việt Nam. Các tháng 8, tháng 10 và tháng 12 đều ghi nhận giá trị bán ròng trên 1.000 tỉ đồng.
Diễn biến giao dịch trên từng sàn, khối ngoại tập trung mua ròng 6.620 tỉ đồng trên HOSE nhưng bán ròng 73 triệu đơn vị. Xét theo tháng, NĐT nước ngoài gom mạnh nhất trên HOSE vào tháng 5 (3.797 tỉ đồng) trong khi xả chủ yếu trong tháng 8 (1.700 tỉ đồng).
Tương tự với sàn HNX, hoạt động mua ròng của NĐT nước ngoài trong năm 2019 áp đảo với giá trị 1.353 tỉ đồng và khối lượng bán ròng 15,5 triệu cổ phiếu. Dòng vốn ngoại đổ vào HNX trong tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11. Ngược lại, những tháng còn lại trong năm ghi nhận giá trị bán ròng.
Đáng chú ý, NĐT nước ngoài bán ròng duy nhất tại UPCoM với giá trị 591 tỉ đồng cùng khối lượng 30,8 triệu đơn vị. Hầu hết tháng trong năm 2019, khối ngoại mua ròng trên thị trường này tuy nhiên áp lực xả 555 tỉ đồng vào tháng 2 khiến UPCoM ghi nhận một năm bán ròng.
Top10 cổ phiếu mua/bán ròng trên sàn HOSE
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Thống kê trên sàn HOSE, tại giao dịch cổ phiếu, mã VIC được khối ngoại mua ròng nhiều nhất năm vừa qua, giá trị cụ thể lên tới 5.315 tỉ đồng. Theo sau đó, NĐT nước ngoài gom trên nghìn tỉ các mã PLX (2.085 tỉ đồng), VCB (1.767 tỉ đồng), MSN (1.605 tỉ đồng) và VRE (1.159 tỉ đồng).
Cùng với đó, cổ phiếu BID ghi nhận giá trị mua ròng 678 tỉ đồng, MWG (569 tỉ dồng), KBC (533 tỉ đồng), ngoài ra còn cổ phiếu AST (492 tỉ đồng). Riêng chứng chỉ quĩ ETF nội E1VFVN30 được khối ngoại mua ròng 2.426 tỉ đồng.
Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài tập trung xả mã VJC (2.491 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại tạo áp lực bán ròng lên cổ phiếu VHM (1.482 tỉ đồng), VNM (1.219 tỉ đồng) và HDB (1.081 tỉ đồng).
Mặt khác, dòng tiền rút ròng dưới nghìn tỉ khỏi các mã như DHG (660 tỉ đồng), SBT (521 tỉ đồng), NBB (398 tỉ đồng), YEG (396 tỉ đồng) và HPG (382 tỉ đồng).
Top10 cổ phiếu mua/bán ròng trên sàn HNX
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Về giá trị giao dịch cụ thể trên HNX, đáng chú ý có duy nhất cổ phiếu VGC bị khối ngoại bán ròng 1.091 tỉ đồng. Cùng với đó, khối ngoại bán ròng trên trăm tỉ các mã như NET (208 tỉ đồng), CEO (136 tỉ đồng), SHS (104 tỉ đồng). Một số mã khác cùng đạt giá trị bán ròng lọt Top10 như ACB, TNG, NDN, VCS và HUT.
Trong khi đó, NĐT nước ngoài tìm đến cổ phiếu PVI nhiều nhất (532 tỉ đồng). Hai cổ phiếu CDN và NVB lần lượt ghi nhận giá trị mua ròng 402 tỉ đồng và 180 tỉ đồng. Cùng chiều, khối ngoại gom vào SHB, PVS, NRC, DGC, TIG, IDV và AMV.
Top10 cổ phiếu mua/bán ròng tại thị trường UPCoM
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Đối với cổ phiếu trên thị trường UPCoM, tâm điểm mua ròng của khối ngoại năm 2019 là mã QNS với giá trị 607 tỉ đồng. Ngoài ra, khối này gom cổ phiếu VTP và MPC lần lượt 543 tỉ đồng và 493 tỉ đồng.
NĐT nước ngoài còn mua ròng cổ phiếu HVN (175 tỉ đồng), VEA (172 tỉ đồng), ACV (166 tỉ đồng) và HFT (120 tỉ đồng). Lọt top mua ròng trong năm còn có mã MCH, NTC và BCM.
Ngược lại, tại phía bán ròng, mã IDC dẫn đầu với giá trị 632 tỉ đồng, kế đến là BSR (338 tỉ đồng). Cùng với đó, dòng tiền rút ròng dưới trăm tỉ khỏi cổ phiếu CTR, LPB, SDI, HND. Một số mã khác cùng chiều bán ròng như STT, C21, SAS và KDF.